23,ốhóatronglĩnhvựccôngnghiệlịch đá c35 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc |
Ngày 4/12, diễn ra Tọa đàm: 'Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất' do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Tọa đàm: 'Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - Bài toán cho các nhà sản xuất' |
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là cần thiết
Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số ngành Công Thương là vô cùng cần thiết trong nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Bộ Công Thương cũng như thúc đẩy kinh tế số trong ngành.
Phát biểu tại Toạ đàm, ông Nguyễn An Sơn - Trưởng phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, nhận thức từ sớm lợi ích của chuyển đổi số, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, Bộ Công Thương xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu nhằm tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trong đó "lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ".
Theo đó, Bộ Công Thương đã chủ động thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cụ thể, xây dựng thể chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ đã kiện toàn Ban chỉ đạo về chuyển đổi số Bộ Công Thương; Ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương theo giai đoạn và thường niên; Ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2030; Ban hành danh mục cơ sở dữ liệu mở của Bộ Công Thương…
Một số doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đi đầu về chuyển đổi số toàn diện, trong đó 100% dịch vụ điện cấp độ 4 đã được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 99,54% các giao dịch sử dụng điện được thực hiện trên môi trường điện tử (toàn bộ quá trình sử dụng điện đã số hóa và liên thông với nhau từ yêu cầu sử dụng điện đến thanh toán hóa đơn… đều thực hiện trên môi trường điện tử).
Hay như với ngành dệt may đã ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, như nhà máy dệt may thông minh sử dụng thiết bị kỹ thuật số kết nối toàn bộ nhà máy qua IoT (internet vạn vật); dây chuyền sản xuất sơ mi 100% kết hợp người và máy móc... Hiện 35% nhà sản xuất dệt may sẵn sàng tích hợp công nghệ IoT; 42% sẵn sàng với điện toán đám mây; 18% sẵn sàng áp dụng chuỗi khối; 27% sẵn sàng sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu…
Nhằm đẩy mạnh các mô hình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đã hợp tác với một số tập đoàn đa quốc gia, như Samsung, Toyota... nhằm đào tạo chuyên gia tư vấn, tập huấn, đào tạo các mô hình sản xuất, quản lý chất lượng hiện đại cho một số doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh đến năm 2030 cũng đang được Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... Một số mô hình nhà máy thông minh tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam là Nhà máy Lắp ráp ô tô Thaco-Mazda; Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast; Nhà máy Sữa Vinamilk tại Bình Dương; Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông; Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội…
Chủ động đổi mới sáng tạo để số hoá quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động là giải pháp giúp doanh nghiệp công nghiệp tăng năng lực cạnh tranh. Ảnh: ST |
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương triển khai xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030. Đây sẽ là chương trình trọng điểm để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong thời gian tới.
Hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thúc đẩy số hóa
Quá trình chuyển đổi số thời gian qua được đánh giá đã làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp, đưa tỷ trọng của những ngành khai thác giảm dần và tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo tăng dần. Tuy nhiên, theo đánh giá chung mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp công nghiệp còn thấp. Chuyển đổi số mới chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn…
Khó khăn là sự lệ thuộc vào công nghệ đang có xu hướng thiên về các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn FDI, theo đó, những doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận với những dây chuyền, công nghệ tiên tiến. “Bên cạnh đó về nguồn nhân lực, nhất là trong cái giai đoạn sắp tới AI cũng đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng và các vấn đề liên quan chất lượng, đến khả năng cung cấp nguồn nhân lực của ngành sản xuất chuyển đổi số trong ngành công nghiệp…”- ông Nguyễn An Sơn chỉ ra.
Dưới góc độ doanh nghiệp, TS. Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Tổng Giám đốc điều hành Selex Motors cho hay, quan trọng nhất là người đứng đầu doanh nghiệp phải nhìn nhận, đánh giá đúng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và có những lộ trình để mà chuyển đổi một cách phù hợp.
Liên quan đến nguồn nhân lực, TS. Đặng Trọng Hợp - Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Đại học Công nghiệp Hà Nội nêu giải pháp, nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển công nghiệp số thì trong những năm vừa qua, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã liên tục đổi mới, cải tiến các chương trình đào tạo, đặc biệt là mở mới các chương trình đào tạo theo xu hướng và nhu cầu xã hội cần.
Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 5 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn ABET của Hoa Kỳ (gồm Khoa học Máy tính, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử). Ngoài ra có chương trình điện tử, viễn thông cũng thuộc lĩnh vực công nghệ số thì được kiểm định ABET của Hoa Kỳ.
Theo ông Nguyễn An Sơn, với việc xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu nhằm tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, theo đó Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp tập trung vào các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.
Thứ nhất,hoàn thiện khung pháp lý về chuyển đổi số, cụ thể nghiên cứu, đề xuất, rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hướng đến mô hình nhà máy thông minh.
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030 và triển khai có hiệu quả Chương trình sau khi được phê duyệt, tạo cơ sở thống nhất cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển đổi số, tiếp cận với các mô hình sản xuất thông minh.
Thứ hai,tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Tăng cường nhận thức, năng lực lãnh đạo, tổ chức, làm việc trong môi trường số và thực hiện sản xuất thông minh.
Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khai thác, sử dụng các nền tảng số, hệ thống và hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo Bộ Công Thương, những năm qua, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số được xác định là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng tại Việt Nam. Năm 2023, các tổ chức quốc tế ghi nhận Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa đạt 30 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt gần 45 tỷ USD. Thống kê gần đây cũng cho thấy, chuyển đổi số đã giúp gia tăng 8,6% giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 và doanh thu công nghiệp, công nghệ số ước đạt khoảng 118 tỷ USD, tăng 17,78% so với năm trước. |