当前位置:首页 > La liga > 【chivas fc】Quyền điều chỉnh hợp đồng của tòa án: Còn ý kiến trái chiều 正文

【chivas fc】Quyền điều chỉnh hợp đồng của tòa án: Còn ý kiến trái chiều

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-11 00:03:52

Đề nghị được giữ nhưng quy định chặt chẽ hơn

Báo cáo giải trình,ềnđiềuchỉnhhợpđồngcủatòaánCònýkiếntráichiềchivas fc tiếp thu về về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết, vấn đề này qua thảo luận có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất không tán thành việc bổ sung Điều 419 về việc Tòa án được quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Loại ý kiến thứ hai, tuy tán thành với cơ chế điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh thay đổi, các trường hợp thay đổi và chủ thể được thay đổi hợp đồng.

UBTVQH cho rằng, về nguyên tắc, hợp đồng là thỏa thuận và việc giao kết, thực hiện hợp đồng phải dựa trên ý chí tự do, tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, trong thực tiễn có nhiều trường hợp do những lý do khách quan dẫn đến hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức mà việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.

Vì vậy, UBTVQH đề nghị cho giữ nội dung này và chỉnh lý chặt chẽ theo hướng: “Làm rõ các điều kiện xác định hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản; khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với việc thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”, Chủ nhiệm UBPL nêu.

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, các ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho hay: “Cách xử lý lại như lần này, tôi cho là hợp lý. Vì trước hết trong dự thảo điều này có quy định hoàn cảnh thay đổi đặc biệt là trong trường hợp nào. Ở đây có quy định ra 5 trường hợp đặc biệt. Tôi cho rằng rất phù hợp rất chặt chẽ. Tránh sự tùy tiện, cái gì cũng cho là đặc biệt để yêu cầu sửa đổi hợp đồng thì không đúng”.

Cũng tại phiên thảo luận, các ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai)... cũng đồng thuận với phương án này.

Vẫn có quan điểm trái chiều

ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho ý kiến, hợp đồng được giao kết, sửa đổi, chấm dứt dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên ký hợp đồng. Mục đích ký kết một hợp đồng là để thực hiện một việc hoặc nhiều việc đã được lên kế hoạch trước, hợp đồng này còn là căn cứ để ký nhiều hợp đồng khác. Nếu quy định như dự thảo, “thì làm sao đảm bảo được các hợp đồng sẽ được thực hiện nghiêm túc. Làm sao đảm bảo được các bên thực hiện các kế hoạch mà mình đã vạch ra căn cứ trên các hợp đồng đã ký”, ĐB Cảnh băn khoăn.

ĐB nêu một ví dụ: “Để xuất khẩu một lô hàng áo sơ mi, tôi phải ký hợp đồng mua đúng loại vải, nút áo,... Nếu một đối tác ký hợp đồng bán nút áo bảo do hoàn cảnh thay đổi cơ bản không cung cấp được nút áo cho tôi theo thỏa thuận thì làm sao tôi hoàn thành cái áo để xuất khẩu. Thiệt hại của bên bán nút áo nếu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng so với thiệt hại nếu hợp đồng xuất khẩu áo phải điều chỉnh và hủy bỏ thì cái nào nghiêm trọng hơn?”.

Nguyễn Văn Cảnh
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐB Bình Định. Ảnh: ST

Theo ĐB Cảnh, việc cho phép Tòa án điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ bị một bên lợi dụng gây khó khăn cho bên kia khi họ không muốn thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

“Đây là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi cố tình đưa các sự việc không đáng để ra tòa giải quyết”, ĐB nhấn mạnh.

Vì vậy, ĐB Cảnh đề nghị Quốc hội khi quy định nội dung này chưa khả thi không đưa Điều 419 này vào luật.

Còn ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) thì phân tích, trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là các bên xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Chính vì vậy, nếu Tòa án sửa đổi hợp đồng của các bên là vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự.

Thêm vào đó, khi các bên thỏa thuận để giao kết hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận về điều khoản khi hoàn cảnh thay đổi thì quyền nghĩa vụ của các bên như thế nào. Đồng thời có quyền thỏa thuận về trường hợp chấm dứt hợp đồng. Đồng thời cũng đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng, phải dự liệu các tình huống có thể xảy ra, từ đó tự nguyện giao kết hợp đồng và phải chấp nhận hậu quả của việc giao kết hợp đồng do mình tự nguyện giao kết.

ĐB Hà còn cho biết thêm, các bên giao kết hợp đồng vẫn có quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận về việc ký kết với nhau phụ lục hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi, thay cho việc yêu cầu Tòa án sửa đổi như quy định tại Khoản 3, Điều 419 của dự thảo./.

Duy Thái

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh