Cầu này có tên là cầu Phú Lưu,ầnmộtcâycầubắcquaCồnHếty lẹ keo được bắc qua một nhánh sông Hương, bên này là đường Nguyễn Sinh Cung. Còn bên kia bờ là Cồn Hến. Nhánh sông để bắc cầu Phú Lưu rộng chừng dưới 250m. Từ xa xưa, người dân Cồn Hến muốn qua Chi Lăng hay sang bên này đường để lên Huế phải đi về bằng đò. Cũng có vài lần được bắc cầu tạm dùng cho người dân đi bộ như loại cầu tre đầu thế kỷ 20. Vì vậy mà mùa mưa lũ, người dân Cồn Hến sống gần như biệt lập. Dưới các chế độ miền Nam (trước năm 1975), cầu được làm mới có trụ bám vĩnh cữu, vài sắt, mặt cầu rộng trên 3m được lát ry sắt dã chiến. Cây cầu này tồn tại cuối những năm 1980 và đến năm 1987 Huế có trận lụt lớn, mặt cầu Phú Lưu bị nước cuốn trôi chỉ còn trơ trụ cầu và những vài sắt gắn cố định trên trụ cầu. Bị mất phương tiện đi lại, hàng ngàn người dân Cồn Hến gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt. Đối tượng gặp khó khăn nhất là hàng trăm học sinh đi học qua về. Cuộc sống kéo dài vất vả đến nhiều năm. Năm 1991, Công ty Cầu I (thuộc Tổng Công ty Cầu Thăng Long) được Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương trùng tu lại cầu Trường Tiền (1991-1995). Được sự giúp đỡ của Công ty Cầu I, mặt cầu Phú Lưu được làm mới bằng tấm đan thép thảm bê tông, bảo đảm cho xe nhẹ 2,5 tấn và xe du lịch qua lại dễ dàng. Người dân phường Vĩ Dạ, đặc biệt là dân Cồn Hến vui mừng như một sự kiện quan trọng tại địa phương. Nhờ có chiếc cầu, du khách đến Cồn Hến ngày đêm thêm đông, các quán chè bắp Cồn, cơm Hến... được mở ra, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho dân nơi đây. Có những ý tưởng biến vùng đất “Cồn Hến sẽ là cồn vàng”. Thế nhưng có mấy ai thấy được, muốn Cồn Hến cất cánh hoặc hái ra vàng... thì việc đầu tiên của mảnh đất này là cần có một cây cầu, theo đúng nghĩa hiện đại. Cây cầu mới này là nét đẹp không riêng gì Cồn Hến, Vĩ Dạ mà cả đô thành Huế, bởi nó nằm trên một vị trí cuối của con sông Hương lại bị chia nhánh rồi hợp dòng và biến Cồn Hến là mảnh đất như một con tàu neo đậu vĩnh hằng giữa lòng Cố đô Huế. Để có được một phương án cho cây cầu vừa đẹp, khoa học và đáp ứng những gì của thành phố văn hóa - du lịch, trước hết cần xác định vị trí cho cây cầu. Có lẽ, nên thống nhất vị trí cho cây cầu này trên cơ sở cầu cũ Phú Lưu như hiện nay. Ý tưởng mà chúng tôi đưa ra là cầu phải được xây hai tầng (hai tầng trong một cầu): Tầng 1, được xây dựng như cầu Phú Lưu nhưng có thể rộng hơn về qui mô. Rộng hơn là bao nhiêu thì tùy theo cách xây dựng Cồn Hến trong tương lai. Nhưng theo chúng tôi thì cần cho hai làn xe là phù hợp (dưới 16m). Phía bờ Nam đấu nối với đường Nguyễn Sinh Cung. Ở đây, có điều kiện mở rộng để thuận tiện cho rẽ lên phía Đập Đá, và rẽ xuống cảng Thuận An. Tầng 2 được bắt đầu phía đường Phạm Văn Đồng, thiết kế cao dần một cách hài hòa, rồi vượt qua đường Nguyễn Sinh Cung, vào giữa cầu I rồi hạ độ cao xuống dần ở phía giữa đất Cồn, thành một trụ vòng xoắn ốc, và làm sao cho xe chạy theo vòng xoắn ốc ấy để nối với đường đầu cầu I. Như vậy là cây cầu ở tầng 2 xe chỉ chạy được một chiều từ đường Phạm Văn Đồng vào Cồn Hến, để rồi khi trở ra thì đi theo cầu I chạy ra đường Nguyễn Sinh Cung để lên Đập Đá hay về cảng Thuận An. Cách thiết kế cây cầu này hết sức đặc biệt. Yêu cầu trụ của nó là bền vững và có độ cao để nâng hệ thống cầu II chạy trên cầu I. Sau này, nếu cần xây dựng một cây cầu từ phía Chi Lăng sang Cồn Hến, cũng có lẽ bằng cách này. Nếu cây cầu Bạch Hổ đường bộ vừa mới thông xe kỹ thuật đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, thì cây cầu này cũng trên ngàn tỷ đồng theo thời giá năm 2012 này. Vấn đề là cầu Phú Lưu đã đến độ báo động. Chúng tôi quan sát nhiều thanh giằng bằng sắt đã mục nát thật thảm hại. Liệu cầu có đứng được vài mùa mưa bão sắp tới. Khu vực Cồn Hến được xem là miếng đất trong tầm ngắm. Vì vậy, chính quyền không cho phép người dân được xây dựng bất cứ công trình nào. Nếu xây dựng một cây cầu hiện đại nói ở phần trên, thì cũng đầu tư để xây một cây cầu dân sinh. Ở một thành phố du lịch, lại có địa danh “Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên...”mà thi sĩ Hàn đã đưa vào thi ca của mình một cách thơ mộng, lại có cây cầu phải chắn lại để ngăn không xe chạy qua là một điều không thể? Còn nếu để cây cầu này bị nước lũ cuốn trôi như những năm cuối thế kỷ trước sẽ khiến cho người dân chịu cảnh lụy đò. Nhất Lâm |