【trang soi kèo bóng đá uy tín】Nghị định số 45/2012/NĐ
Bộ Công Thương tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công 10 năm thi hành Nghị định 45/2012/NĐ-CP: Tác động tích cực từ chính sách lớn |
Công tác khuyến công bám sát diễn biến thực tế
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP (Nghị định 45),ịđịnhsốNĐtrang soi kèo bóng đá uy tín ông Ngô Quang Trung – Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho hay, với những kết quả đạt được, căn cứ trên nhu cầu thực tiễn, Bộ Công Thương đã xây dựng những định hướng lớn cho công tác khuyến công, đặc biệt là bám sát tình hình thực tiễn của nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở công nghiệp nông thôn.
Cụ thể, nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách về khuyến công phù hợp với tình hình mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn thực chất, hiệu quả, bền vững trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu đạt được trong giai đoạn trước; bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các Nghị quyết của Chính phủ, quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh và dựa trên kinh nghiệm về phát triển công nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tăng cường chính sách hỗ trợ đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp tại khu vực nông thôn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới có hiệu quả; chuyển từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích phát triển công nghiệp xanh; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm nhằm khai thác hợp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong công nghiệp; bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho biết, Bộ Công Thương đã tham mưu, xây dựng những định hướng lớn cho công tác khuyến công |
Ông Ngô Quang Trung nhấn mạnh, định hướng hoạt động khuyến công hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm vào các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của vùng, địa phương. Tiếp tục tập trung hỗ trợ một số nội dung hoạt động hiệu quả như xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc tiên tiến; hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực, quốc gia.
Cùng với đó, hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nông thôn. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông thôn. Hỗ trợ có hiệu quả công nghiệp chế tạo, chế biến; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật tư và máy nông nghiệp; sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ phù hợp với nhu cầu thị trường. Tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các địa bàn huyện nghèo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã nông thôn mới trong chính sách khuyến công.
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; tư vấn các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt và dự báo yêu cầu của thị trường lao động, kịp thời nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng nhân lực, những kỹ năng mới, ngành nghề mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển các thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Tập trung thị trường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới; nâng cao giá trị xuất khẩu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khuyến công.
Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và liên kết giữa các vùng để trao đổi kinh nghiệm trong phát triển ngành và hoạt động khuyến công; vừa phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương, vừa liên kết khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng lợi thế của cả vùng.
Nhiều giải pháp trong ngắn và dài hạn
Trên cơ sở định hướng được đưa ra, Bộ Công Thương cũng đưa ra những giải pháp ngắn và dài hạn nhằm thực hiện hiệu quả công tác khuyến công.
Theo đó, về cơ chế chính sách, Bộ Công Thương sẽ rà soát cơ chế, chính sách hiện hành để đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý về công tác khuyến công bảo đảm phù hợp với các chủ trương, định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW; định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động để có điều chỉnh phù hợp đối với hỗ trợ các ngành nghề ưu tiên; hoàn thiện, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với lĩnh vực hoạt động khuyến công quốc gia đảm bảo khả thi, hiệu quả cao.
Ứng dụng khoa học - công nghệ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nông thôn |
Hoàn thiện và kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến công và hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
Về tổ chức bộ máy, kiện toàn, sắp xếp tổ chức hệ thống khuyến công theo hướng thống nhất giữ tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ về khuyến công trực thuộc Sở Công Thương tại các địa phương để thuận lợi trong triển khai các hoạt động khuyến công có tính kỹ thuật đặc thù của ngành Công Thương; nâng cao hiệu quả hoạt động; đầu tư nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các đơn vị thực hiện.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng thực hiện các giải pháp về công tác phối hợp hoạt động; thông tin tuyên truyền; kinh phí bố trí cho hoạt động khuyến công…
Để có thể hiện thực hoá một cách hiệu quả định hướng cho công tác khuyến công, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố thống nhất giữ nguyên tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ về khuyến công trực thuộc các Sở Công Thương để thuận lợi trong triển khai các hoạt động khuyến công có tính kỹ thuật đặc thù của ngành Công Thương.
Thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động khuyến công của Bộ Công Thương. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách về khuyến công cho phù hợp với giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Tài chính, rà soát và có điều chỉnh phù hợp các quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; có hướng dẫn đối với việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước ở các lĩnh vực mang ý nghĩa nhiệm vụ chính trị, công cụ chính sách của Nhà nước như công tác khuyến công.
Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về thuế, trong đó xem xét bổ sung quy định các khoản hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được từ ngân sách nhà nước như kinh phí khuyến công là khoản thu được miễn thuế.
Cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp cho kế hoạch khuyến công hàng năm và chương trình khuyến công từng giai đoạn đảm bảo nguồn lực ngày càng phát huy hiệu quả trong khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương đề nghị phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách mới về khuyến công; đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và điều kiện của địa phương.
Cùng với đó, kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ về khuyến công trực thuộc các Sở Công Thương để thuận lợi trong triển khai các hoạt động khuyến công có tính kỹ thuật đặc thù của ngành Công Thương. Đầu tư nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các đơn vị theo hướng chuyên nghiệp; bố trí đủ biên chế; có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quan tâm, tăng cường bố trí kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai hiệu quả các hoạt động khuyến công trên địa bàn; đầu tư nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công theo hướng chuyên nghiệp.
Đối với Sở Công Thương, quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác khuyến công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo Sở, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện các hoạt động khuyến công; tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị sự nghiệp trực thuộc tập trung xây dựng các đề án theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; đồng bộ với các chương trình hỗ trợ tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, ưu đãi đầu tư, tín dụng và đặc biệt là khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung hoạt động, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng các quy định pháp luật hiện hành.
相关推荐
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- Ông Võ Văn Thưởng: Không để xảy ra mâu thuẫn giữa dân và chính quyền
- Tai nạn giao thông: Giải cứu 30 người hoảng loạn trong xe khách
- Giải cứu lợn: Thừa thịt lợn vì nuôi quá nhiều, dân lại ăn ít
- Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- Vụ nổ Văn Phú: Thoát chết dù ở cực gần vật nghi bom
- Thủ tướng dự hội nghị Thượng đỉnh G20
- Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn