【bayern munich vs union berlin】Doanh nghiệp cơ khí: Gian nan nội địa hóa
Tăng sức cạnh tranh
Là DN chuyên sản xuất,ệpcơkhíGiannannộiđịahóbayern munich vs union berlin lắp ráp máy cắt, quạt công nghiệp…, ông Phạm Đình Tiến, Giám đốc kỹ thuật, Công ty TNHH lắp đặt thiết bị công nghiệp THVinasun cho hay, TNVinasun đã đạt 100% tỷ lệ nội địa hóa với việc tự sản xuất từ những linh phụ kiện đơn giản cho tới phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao. Để làm được điều này, DN đã đầu tư hàng tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất, thiết bị để trợ giúp việc sản xuất thiết bị của DN.
Nhờ tỷ lệ nội địa hóa lên tới 100%, ông Tiến cho biết, các sản phẩm của DN không những có giá thành cạnh tranh hơn mà chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập, đủ sức đứng vững trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu XK, DN vẫn cần thêm thời gian để xây dựng thương hiệu, đầu tư thêm dây chuyền hiện đại để nâng cao chất lượng, đưa sản phẩm ngang tầm với các đối thủ mạnh trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…
Cũng với mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, ông Lê Hoàng Long, Tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần xe điện toàn cầu PEGA LTT chia sẻ, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của DN đã đạt 70-80%. Vì thế, PEGA có tham vọng mở rộng nhà máy sản xuất và nâng cao tỷ lệ này lên mức 90% trong khoảng 3-5 năm nữa.
Theo ông Long, DN hiện đang xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp rộng 15.000 m², công suất 40.000 xe/tháng tại Khu công nghiệp Yên Dũng (Bắc Giang) và sẽ đi vào hoạt động từ quý I năm nay. Hơn nữa, với điều kiện kinh tế và sản xuất hiện nay, DN cũng thuận lợi hơn nhiều trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Ông Long cho biết, hiệu ứng khi các hãng xe máy, ô tô hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam là việc ra đời rất nhiều nhà máy sản xuất linh phụ kiện như khung xe, ốc, vành, lốp…, đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho các hãng xe nổi tiếng. PEGA được hưởng lợi từ hiệu ứng này nên giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa mà chất lượng lại được đảm bảo.
Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Long cũng chia sẻ, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sẽ giúp DN được hưởng lợi về thuế. Bởi một chiếc xe đạp điện mà PEGA lắp ráp có khoảng 150 linh phụ kiện, nếu là hàng NK sẽ phải chịu mức thuế 15-20%, trong khi nội địa hóa sẽ không mất thuế. Vì thế, số tiền thuế này sẽ giúp DN đầu tư vào việc nâng cao chất lượng hoặc mở rộng kênh phân phối.
Còn khiêm tốn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 3.100 DN cơ khí với 53.000 cơ sở sản xuất. Mặc dù có số lượng đông đảo như vậy nhưng các DN vẫn chưa đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước. Trong năm 2016, kim ngạch NK nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 71,8 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trước và chiếm 41,4% (tăng 0,3 điểm %) tổng kim ngạch NK.
Một chuyên gia của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội đã nhận định, tỷ lệ nội địa hóa của DN Việt vẫn rất thấp. Báo cáo điều tra của JETRO về tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các DN Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa là 32,1%, dù tăng 10% so với cách đây 5 năm nhưng vẫn rất khiêm tốn nếu so với tỷ lệ này tại Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%. Chưa kể, nếu tính thực chất thì tỷ lệ nội địa hóa từ các DN thuần Việt chỉ không quá 13,2%.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trình độ gia công của nhiều DN còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm. DN thiếu các phần mềm hỗ trợ sản xuất, các thiết bị gia công, đo đạc, phân tích hiện đại cũng như nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu cao của kỹ thuật.
Do vậy, về vấn đề này, ông Lê Hiền Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần cơ điện và tự động hóa Tâm Phát cho hay, DN mới đạt được khoảng 40% nội địa hóa, còn lại phải NK từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản. Đây đều là những linh phụ kiện mà DN trong nước chưa sản xuất được, nên DN phải chấp nhận giá thành sản phẩm bán ra cao hơn. Vì thế, ông Tuấn mong muốn Nhà nước sẽ có chiến lược đầu tư cho những DN sản xuất được sản phẩm công nghệ cao để DN có thêm nguồn hàng trong nước, nâng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác, ông Phạm Đình Tiến chia sẻ, dù đã nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa nhưng DN vẫn không được hưởng ưu đãi gì để tiếp tục phát triển, mọi đầu tư vẫn do DN “tự thân vận động”. Vì thế, ông Tiến cho rằng, nếu Nhà nước có các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, nhà xưởng… cho những DN đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa cao thì sẽ giúp DN có thêm động lực để có những hướng đi hiệu quả hơn.
Với tiến trình hội nhập cùng sự xuất hiện của những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, việc đáp ứng về nguồn hàng trong nước chưa được đảm bảo, nhiều chuyên gia và DN tỏ ra lo ngại cho sự an toàn và khả năng cạnh tranh của các DN. Do đó, nâng cao khả năng nội địa hóa và năng lực sản xuất của các DN trong nước là vấn đề không thể chậm trễ hơn được nữa.