当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【cúp epl】Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi tích cực

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại Khẩn trương thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi tích cực
Các chuyên gia tại Toạ đàm.

Dấu hiệu tích cực

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) không ngừng được bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/3023 sửa đổi, bổ sung các quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu; chỉ đạo đưa hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ vào vận hành từ ngày 19/7/2023…

Nhờ đó, thị trường TPDN đã có những phát triển vượt bậc, nhất là về khối lượng phát hành cũng như gia tăng số nhà đầu tư, đóng góp thiết thực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, từ sau các vụ việc trên thị trường tài chính tháng 10/2022, cùng với diễn biến xấu trên thị trường tài chính trong và ngoài nước, thị trường TPDN bị tác động nặng nề, nhà đầu tư mất niềm tin, doanh nghiệp bị áp lực phải mua lại trái phiếu đã phát hành cũng như không phát hành được trái phiếu mới để huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo quyết liệt trong các lĩnh vực có liên quan đến thị trường này, từ việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đến duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh cũng như các thị trường có liên quan tới thị trường trái phiếu như thị trường bất động sản, thị trường tín dụng, thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ của Nhà nước.

“Trong số các chính sách đó, sau khi Chính phủ khẩn trương và kịp thời ban hành Nghị định 08, trong đó có chính sách hoãn thực hiện số quy định của Nghị định 65 cũng như chính sách cho phép DN và nhà đầu tư có thể có các cơ chế đàm phán, giãn, hoãn và hoán đổi trái phiếu đã phát hành trên tinh thần rủi ro chia sẻ, lợi ích hài hòa giữa các bên…, chúng tôi thấy rằng thị trường đã có những dấu hiệu tích cực hơn”, ông Dương cho biết.

Theo đó, DN đã quay lại phát hành được trái phiếu. Nếu như quý 1/2023 hầu như không có đợt phát hành nào nào, từ quý 2 trở đi, tháng sau khối lượng phát hành đều cao hơn tháng trước. Tới hết tháng 11, có 77 DN phát hành khối lượng khoảng 220.000 tỷ đồng.

Thứ hai, căn cứ các quy định của Nghị định 08, DN và nhà đầu tư trái chủ đã rất nỗ lực thực hiện đàm phán thanh toán trái phiếu đến hạn. Qua theo dõi cho thấy, có khoảng 40% khối lượng trái phiếu chậm trả của 68 DN thì đến nay đã có phương án đàm phán, tỉ lệ đàm phán thành công tăng từ 16% tháng 2/2023 lên 63% vào tháng 10/2023. Ngoài ra, những DN bố trí được nguồn lực tài chính đã chủ động mua lại trái phiếu trước khi đến hạn.

Cùng với đó, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng các bộ, ngành tăng cường kiểm tra giám sát để xử lý các vi phạm trên thị trường nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường; thực hiện công tác tuyên truyền, cảnh báo rủi ro trên thị trường với nhà đầu tư, DN phát hành, tổ chức trung gian tài chính.

“Tại cuộc họp giữa Bộ Tài chính và các hiệp hội, thành viên thị trường mới đây, thành viên thị trường đánh giá rất cao các chính sách của Nghị định 08 vừa kịp thời, vừa tạo khung khổ để nhà đầu tư và DN cùng đàm phán, tạo điều kiện cho DN có thêm thời gian tái cơ cấu lại khoản nợ hiện hành của DN”, ông Nguyễn Hoàng Dương thông tin.

Sàn giao dịch TPDN riêng lẻ làm tăng thanh khoản thị trường

Đồng tình với nhận định của ông Nguyễn Hoàng Dương, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, có một số nhóm quyết sách quan trọng thời gian qua của Quốc hội và Chính phủ đã góp phần tháo gỡ khó khăn của thị trường.

Cụ thể là: chính sách điều hành kinh tế vĩ mô để bảo đảm tăng trưởng, đặc biệt kiên định với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỉ giá, giảm lãi suất là quan trọng, giúp phục hồi kinh tế khả quan; tiếp tục phối hợp chính sách tài khóa tiền tệ chưa từng có; triển khai đồng bộ nhiều nhóm chính sách, giải pháp khác nhau để tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, gồm: tập trung nhiều tháo gỡ bất động sản (BĐS), trái phiếu, du lịch, y tế, giáo dục, đất đai.

Riêng về thị trường TPDN, thời gian qua Chính phủ có 4 nhóm chính sách quyết định phục hồi thị trường này.

Thứ nhất, Nghị định 08 tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn như: cho phép giãn hoãn việc thực hiện các quy định liên quan đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; đàm phán gia hạn thanh toán trái phiếu... với những điều kiện mới thuận lợi hơn so với trước đây.

Thứ hai, đưa vào vận hành hệ thống TPDN riêng lẻ tập trung, đây là điểm quan trọng làm tăng thanh khoản thị trường. Theo thống kê của HNX, đã có khoảng 760 mã TPDN của khoảng 200 tổ chức phát hành được đưa lên hệ thống này, qua đó tăng thanh khoản cho thị trường với mức tăng khoảng 20-30 lần so với giai đoạn trước. Điều này rất quan trọng, bới sàn giao dịch TPDN riêng lẻ làm tăng tính công khai, minh bạch cho thị trường.

Thứ ba, đã phát triển một số điều kiện tiến tới thị trường lành mạnh hơn, ví dụ như đã cấp phép hoạt động thêm một tổ chức xếp hạng tín nhiệm… Đặc biệt, các vụ việc vi phạm TPDN đã được xử lý quyết liệt vừa qua.

“Các chính sách đó dẫn đến thị trường TPDN đang phục hồi. Đến nay đã phát hành khoảng 240 nghìn tỷ đồng, trong đó có 220 nghìn tỷ đồng phát hành TPDN riêng lẻ, 20 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu ra công chúng, chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng phát hành tháng sau cao hơn tháng trước. Tuy còn rào cản, nhưng rõ ràng thị trường đang phục hồi tích cực, niềm tin trên thị trường đang phục hồi trở lại... Đây là các dấu hiệu giúp thị trường phát triển tốt hơn”, TS Cấn Văn Lực nói.

分享到: