当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【la paz vs】Yêu Huế đơn giản là hiểu Huế 正文

【la paz vs】Yêu Huế đơn giản là hiểu Huế

来源:Empire777   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-10 16:53:14

1 - Người bạn cũ xa quê vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp gần 30 năm điện thoại về: “Lên giùm lịch đi thăm Huế nghen,êuHuếđơngiảnlàhiểuHuếla paz vs lần này đưa cả gia đình về nên soạn giùm “Giáo trình lịch sử hí”- “ Là răng?”- “ Là cho tụi nhỏ đi thăm Đại Nội, lăng tẩm, các di tích lịch sử-văn hóa để hiểu thêm về Huế”.

Nghe bạn nói mà thấy vui chi lạ. Tưởng gì chứ đi chơi mà học như vậy thì còn chi bằng. Với lại người Huế xa quê mà nhớ quê như rứa, dạy con kỹ như rứa thì đâu sợ con cháu sẽ xa lạ ngay chính trên quê hương của mình trong ngày về thăm quê.

Gần đây, thấy nhiều người Huế xa quê cũng chọn cách vừa về thăm quê, vừa đi du lịch như thế. Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh trong dịp hè này đã đưa cả gia đình về Huế. Bà cho các cháu đi ngắm những cánh đồng lúa xanh non ở Phú Vang, rồi đưa các cháu về thăm nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với nghề vẽ tranh làng Sình, đi thăm làng nón Phú Hồ, thăm làng làm hương Thủy Xuân. Tôi cứ nhớ mãi hình ảnh cậu bé lớp 7, cháu của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, cứ đứng ngắm mãi nghệ nhân 70 tuổi đang “xây” nón. Để làm ra một chiếc nón phải hơn 10 công đoạn, vất vả thế mà mỗi chiếc nón chỉ bán từ 40.000đ đến 60.000đ/chiếc. Khi hiểu quy trình làm ra chiếc nón, câu đầu tiên cháu nói là “Sao bán rẻ vậy bà, bà làm sao đủ sống”. Năm ngày về thăm quê nội ngắn ngủi, câu nói của cháu bé lớp 7 là “Con để dành sang năm bà nội đưa con về Huế đi chơi tiếp nghe!”. Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh thầm thì vào tai tôi “Cháu nói được câu ấy là chị thấy chuyến đi này đầy đủ ý nghĩa rồi”.

Không chỉ bạn tôi hay nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh mà tôi thấy bây giờ nhiều người Huế xa quê đã chọn cách vừa về thăm quê vừa cho con cháu học lịch sử luôn. Cháu bé con bạn tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình rằng được tận mắt thấy ngai vàng, Đại Nội, Cửu đỉnh… cháu hiểu thêm về Huế, về đất nước Việt Nam, rằng ngày xưa người Việt mình khéo thiệt. Rồi vạc đồng nữa, trước đó cháu cứ nghĩ vạc đó dùng để… nấu người phạm tội. Hôm đó, đứng bên chiếc vạc đồng ở trước sân điện Cần Chánh, tôi cũng nghe hai nữ du khách người Việt kêu nhau “Tới đây coi cái vạc dầu ngày xưa nấu người bị tội (?!)”. Tôi đã chỉ cho chị ấy đọc rõ tấm biển đề phía trước để đừng hiểu sai về vạc đồng. “Có lẽ cháu bị ảnh hưởng của phim Tàu quá”- con bạn tôi cười giải thích cho sự nhầm lẫn của mình.

2 - Tôi tâm đắc với bài viết “Đừng phụ bạc di sản” của tác giả Diên Thống trên báo Thừa Thiên Huế. Tôi nghĩ rằng, không một người Huế nào tự tin để chắc chắn rằng đã tận hưởng hết Huế mình. Huế là một thành phố vừa là bảo tàng, vừa là nhịp sống tươi mới. Vẫn là nón lá đó, nhưng nay đã có thêm nón lá sen. Vẫn là cầu Trường Tiền đó nhưng nay là sàn diễn của đêm lễ hội áo dài sang trọng, là không gian của nghệ thuật sắp đặt, là nơi nhiếp ảnh gia người Pháp Sésbastien Laval đưa đồng bào 54 dân tộc Việt đến gần nhau hơn… Và còn bao nhiêu điều nữa, như những bác xích lô, ngày xưa chỉ biết cắm cúi đạp, nay đã đồng phục sạch đẹp, tự tin nói tiếng Anh cùng khách nước ngoài. Ngay như chương trình Ca Huế thính phòng ở Bảo tàng Văn hóa Huế, bốn năm rồi vẫn đều đặn mỗi tối thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, không thu phí và bây giờ còn là nơi giao lưu giữa các nhóm âm nhạc dân tộc mỗi khi ghé thăm Huế. Nét hào sảng vì nghệ thuật ấy đâu nơi nào có được như Huế.

Huế là một kho tàng quý giá, từ thiên nhiên đến con người, từ di sản cung đình đến di sản dân gian. Đến Huế là để tự trải nghiệm, tự khám phá và nhận ra mình yêu từ lúc nào chẳng biết, chứ Huế không phải được yêu bằng những lời thuyết minh.

Phải hiểu Huế mới yêu Huế lâu bền. Và tôi nhận ra, rất nhiều người Huế cũng đang giúp người khác hiểu Huế như tôi.

HẠ AN

标签:

责任编辑:Cúp C1