【kết quả đêm nay】Sáng tạo mới qua vở rối “Hoàng đế cờ lau"
VHO - Tối 5.11,ángtạomớiquavởrốiHoàngđếcờkết quả đêm nay tại Sân khấu Hoàng Thành Thăng Long (Hoàng Diệu, Hà Nội), Nhà hát múa rối Thăng Long ra mắt vở rối "Hoàng đế cờ lau" kết hợp khéo léo giữa các loại hình múa rối cạn và múa rối nước.
Tái hiện cuộc đời vị anh hùng dân tộc
Vở rối Hoàng đế cờ laucủa tác giả kịch bản TS Nguyễn Đăng Chương, chuyển thể múa rối NSƯT Đăng Tiến, đạo diễn NSND Nguyễn Hoàng Tuấn.
Vở rối khắc họa sinh động cuộc đời Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Đại Cồ Việt. Ngay từ khi còn là cậu bé chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh đã bộ lộ sự thông minh, gan dạ và tài năng lãnh đạo thiên bẩm. Cậu sáng tạo ra những trận giả cùng bạn bè, dùng lưng trâu làm ngai vàng, ngọn lau làm cờ chiến, và dẫn đầu “quân lính” trong những buổi chăn trâu. Nhờ vào bản lĩnh và trí tuệ, cậu luôn được bạn bè tôn làm "vua" , đây cũng chính là báo hiệu tài năng sẽ đưa cậu bước lên ngôi báu sau này.
Dựa trên kịch bản của TS Nguyễn Đăng Chương, NSƯT Đăng Tiến đã khéo léo chuyển thể thành vở múa rối độc đáo, đặc biệt giai đoạn vua Đinh Tiên Hoàng còn là cậu bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh. Với không gian thuỷ đình và tạo hình rối ngộ nghĩnh, dễ thương, vở rối đã mang đến một sức sống tươi mới, hấp dẫn cho từng nhân vật, làm sống dậy những hình tượng quen thuộc từ sử sách, nhưng vẫn giữ được nét đáng yêu đặc trưng của nghệ thuật múa rối.
Nghệ sĩ Xuân Long và Đạt Phú đã dành nhiều tâm huyết để sáng tạo các hình tượng rối vừa độc đáo, vừa chân thực
NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, đạo diễn vở rối Hoàng đế cờ lau chia sẻ: “Vở rối là sự kết hợp hài hòa giữa loại hình rối nước và rối cạn. Chúng tôi cố gắng mang đến vở diễn không chỉ đặc sắc mà còn phải tôn vinh những nét đẹp trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.”
Trong suốt 45 phút diễn ra vở rối Hoàng đế cờ lau, khán giả đã được thưởng thức nhiều tích trò quen thuộc như bơi lội, lặn, kéo co, chọi trâu...
Tuy nhiên, thử thách lớn nhất mà ê kíp sáng tạo phải vượt qua chính là khâu tạo hình con rối, yếu tố quyết định sự thành công của vở rối.
“Chúng tôi đã làm việc rất chặt chẽ với những nghệ sĩ tạo hình để tạo ra những con rối có thể "sống" trên sân khấu”, đạo diễn NSND Nguyễn Hoàng Tuấn nhấn mạnh.
Phần sân khấu là một điểm nhấn đặc biệt: Một không gian thủy đình như vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cạn, vừa huyền bí, vừa lôi cuốn
Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn NSƯT Thanh Hiền cho biết, Nhà hát đã đầu tư kỹ lưỡng, từ khâu lựa chọn kịch bản, đạo diễn, dàn diễn viên cho đến các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật, và tạo hình rối,... tất cả đều được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, chu đáo. Mỗi chi tiết đều thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm của Nhà hát, với mong muốn mang đến cho khán giả một vở diễn hoàn chỉnh, đậm chất nghệ thuật và đầy cảm xúc.
“Thông qua ngôn ngữ trình diễn của nghệ thuật múa rối, các nghệ sỹ không chỉ mang lại cho người xem những phút giây thư giãn mà còn truyền tải thông điệp về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, góp phần làm nên bản sắc Việt Nam”, NSƯT Thanh Hiền cho biết thêm.
Vở rối không chỉ hấp dẫn bởi kịch bản hay, âm nhạc ấn tượng, mỹ thuật, tạo hình rối bắt mắt mà còn là sự diễn xuất của dàn nghệ sỹ tài năng như Lê Văn, Đăng Nhân, Bình Minh (vai Đinh Bộ Lĩnh), Thu Giang, Phương Linh (vai Đàm Thị), Văn Phức, Siu Anh Sơn (vai Đinh Thúc Dự), Công Mạnh (vai Nguyễn Bặc), Ngọc Linh (vai Lưu Cơ), Thanh Hiếu (vai Đinh Điền), Đức Duy (vai Trịnh Tú),… cùng dàn diễn viên đoàn 2 Nhà hát múa rối Thăng Long trình diễn.
Nỗ lực kéo nghệ thuật rối đến gần công chúng
Để tạo nên vở rối chất lượng, các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Thăng Long đã phải nỗ lực không ngừng, gấp rút luyện tập chỉ trong vòng 3 tháng. Trong giai đoạn đầu, họ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi thiếu vắng sân khấu thực tế và con rối, buộc các nghệ sĩ phải dựa vào trí tưởng tượng để hình dung và dựng lên toàn bộ cảnh trí.
Khi bắt đầu lên sân khấu Hoàng Thành Thăng Long, các nghệ sĩ tiếp tục gặp trở ngại do không gian hậu đài rất hẹp, làm hạn chế khả năng điều khiển khoảng cách của con rối. Đặc biệt, với nghệ thuật múa rối, khoảng cách xa-gần là yếu tố quan trọng để tạo hiệu ứng thị giác chân thực cho khán giả, nhưng chính hạn chế hậu đài khiến, các nghệ sĩ đã sáng tạo hơn trong lối điều khiển con rối để tạo nên vở diễn chất lượng.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các nghệ sĩ của Nhà hát đã đồng lòng, quyết tâm cao độ, nhằm mang lại cho khán giả, đặc biệt là khán giả nhí những góc nhìn mới mẻ và chính xác về lịch sử.
Sự khéo léo trong cách xử lý các yếu tố không gian và tạo hình đã giúp vở rối Hoàng đế cờ lautrở nên sống động và thu hút, khiến khán giả cảm nhận được câu chuyện không chỉ qua lời thoại mà còn qua từng chuyển động của con rối.
Là một nghệ sĩ trẻ tài năng, nghệ sĩ Lê Văn (vai Đinh Bộ Lĩnh) bày tỏ: “Khác với những buổi diễn thường ngày, khi diễn viên chủ cần bám vào cảm xúc của nhân vật và nhập vai hết mình, nhưng vở rối này là phần dự thi Liên hoan, các nghệ sĩ đều phải tinh chỉnh từng chi tiết một cách tỉ mỉ và chính xác. Mỗi động tác, mỗi chuyển động của con rối đều được chúng tôi tính toán kỹ lưỡng để tạo ra hiệu ứng tốt cho khán giả.”
Từ đó, vở diễn không chỉ dừng lại ở việc truyền tải một câu chuyện lịch sử, mà còn là sự nỗ lực không ngừng của các nghệ sĩ nhằm đưa nghệ thuật múa rối đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ và khán giả quốc tế.
Nghệ sĩ Lê Văn cũng chia sẻ mong muốn có nhiều cuộc Liên hoan sân khấu, bởi đây chính là nền tảng vững chắc để thúc đẩy nghệ thuật sân khấu truyền thống phát triển mạnh mẽ và có sức lan tỏa sâu rộng hơn, đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
“Mỗi cuộc thi là cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, đồng thời nâng cao chất lượng các tác phẩm sân khấu”, nghệ sĩ Lê Văn nhấn mạnh.
Việc chứng kiến một câu chuyện lịch sử oai hùng được tái hiện lại qua nghệ thuật múa rối đã để lại ấn tượng sâu sắc. Khán giả không chỉ bị cuốn hút bởi sự dễ thương, ngộ nghĩnh của các con rối, mà còn cảm thấy thích thú khi nhận ra những trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, trọi trâu... được thể hiện sinh động, gần gũi và lôi cuốn trên sân khấu.
Nhiều khán giả lớn tuổi cảm động khi thấy hình ảnh Đinh Tiên Hoàng được khắc họa chân thực, từ cậu bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh đầy thông minh và tài năng, cho đến khi trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Đại Cồ Việt. Những âm điệu dân gian kết hợp với âm nhạc hiện đại càng làm tăng thêm chiều sâu của câu chuyện, giúp khán giả cảm nhận rõ ràng hơn về một phần lịch sử hào hùng của dân tộc.
Cô Nguyễn Hoàng Thi (56 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi thấy một vở rối nào vừa vui nhộn, vừa sâu sắc đến thế. Với mỗi động tác, mỗi con rối, tôi thấy như được sống lại trong những câu chuyện cổ tích của ông cha, nhưng vẫn rất hiện đại và gần gũi.”
Với những trải nghiệm đầy cảm xúc này, khán giả không chỉ thưởng thức một vở diễn xuất sắc, mà còn hòa mình vào một không gian nghệ thuật mang tính lịch sử và văn hóa dân tộc.