【salernitana – frosinone】Tuyển sinh cao đẳng: Khó “ló” khôn

Trong giờ thực hành (Lớp Thiết kế Thời trang)

Năm nay,lósalernitana – frosinone Trường CĐSP Thừa Thiên Huế vẫn tuyển sinh 3 đợt: đợt 1 từ 1/5 đến 31/7; đợt 2 từ 1/8 đến 31/10 và đợt cuối từ 1/11 đến 20/12/2017. Với hình thức xét tuyển học bạ và dựa theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2017, nhà trường đang “cố” tuyển đủ chỉ tiêu, đồng thời bảo đảm chất lượng đầu vào ở “ngưỡng an toàn”.

Trên 1.200 chỉ tiêu chờ sinh viên

Năm học 2017 - 2018, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế có 1.295 chỉ tiêu hai hệ cao đẳng và trung cấp. Hệ cao đẳng có 200 chỉ tiêu cho CĐSP (7 ngành là âm nhạc, mỹ thuật, vật lý, địa lý, tiếng Anh, sinh học và giáo dục (GD) thể chất, GD mầm non, GD tiểu học); 595 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (14 ngành là kế toán, tiếng Anh, tiếng Nhật, tài chính ngân hàng, tin học ứng dụng, quản trị kinh doanh, quản lý đất đai, Việt Nam học, quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, quản lý văn hoá, công tác xã hội, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang). Hệ trung cấp có 500 chỉ tiêu, gồm các ngành học tin học ứng dụng, kế toán doanh nghiệp, quản lý đất đai, văn thư hành chính, SP mầm non chính quy và SP mầm non vừa học vừa làm.

Theo ông Hồ Văn Thành, Hiệu trưởng nhà trường, Trung tâm hỗ trợ và liên kết đào tạo của trường đã tổ chức nhiều đợt tư vấn tuyển sinh tới các điểm trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh và nhà trường cũng đã đưa thông tin tuyển sinh lên trang mạng khá sớm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay mới có 737 thí sinh đăng ký, trong đó có những ngành chỉ mới có 4 đến 8 thí sinh đăng ký, như SP sinh có 4 hồ sơ trúng tuyển, thiết kế thời trang có 8, SP lý có 9… và trong số 737 hồ sơ trúng tuyển đợt 1 cũng không thể không trù lượng hồ sơ ảo khá cao. Cũng theo ông Thành, nếu những ngành không đủ số sinh viên để mở lớp thì trường sẽ không gọi dù hồ sơ trúng tuyển.

Mở hướng đi mới (?)

Trước thực trạng tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hệ chính quy quá khó khăn, những năm gần đây, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã mở ra một hướng mới, đó là liên kết với các doanh nghiệp đào tạo nhân lực có địa chỉ. Ông Thành cho biết, trường vừa hoàn tất một khoá học về thiết kế thời trang (40 học viên) cho doanh nghiệp dệt may của tỉnh. Chất lượng ban đầu được cơ sở chấp nhận nên đã tiến hành hợp tác với hình thức cải tiến hơn. Tiến tới, trường sẽ tuyển sinh và đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Các khóa học này sinh viên sẽ tập trung sâu vào chuyên môn theo hướng ứng dụng theo yêu cầu của người sử dụng. Thời gian đào tạo thay vì từ 2 đến 3 năm sẽ rút xuống 1 năm.

Nét mới là trường và doanh nghiệp cùng thảo luận, thống nhất chương trình đào tạo theo mục đích sử dụng. Chương trình mới sẽ lược bớt các môn học, như ngoại ngữ, triết, chính trị, luật… và tăng thời lượng về chuyên môn sâu; các chuyên đề, học phần sẽ cụ thể hóa công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp và cũng tăng thời lượng thực hành. Theo đó, doanh nghiệp hỗ trợ thêm trang thiết bị và tham gia vào việc đánh giá chất lượng học tập. Sinh viên đạt yêu cầu sẽ được bố trí công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Và với những “sản phẩm” hoàn chỉnh, nhà trường cũng được hỗ trợ thêm chi phí đào tạo. Đây thực chất là những khóa học không cấp bằng mà cấp chứng chỉ. Nhờ vậy, những ngành như thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa mấy năm liền không tuyển được học sinh chính quy lại đào tạo được nhiều lao động có tay nghề cho địa phương. Ngoài ra, nhiều sinh viên tham gia lớp với mong muốn mở cửa hàng may có thiết kế… ngoài xã hội.

Cơ hội việc làm

Hiệu trưởng Hồ Văn Thành cho biết, ngoài những khóa học liên kết có địa chỉ, nhà trường rất quan tâm đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hiện, tỷ lệ đi làm ngay không cao, nhưng không phải là không có. Số này hầu hết đều “Nam tiến” và các em cũng trưởng thành nhanh. Một số khác sẽ học tiếp đại học theo chương trình lên kết của trường với các trường đại học Sư phạm, Kinh tế, Nông lâm (Đại học Huế), đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đại học Sư phạm, đại học Thể dục Thể thao (Hà Nội). Trường cũng tạo điều kiện cho các em học song song hai ngành…

Hồng Nhung (Trường An, TP. Huế), một cựu sinh viên của trường từng học kế toán hệ cao đẳng cho biết, trong quá trình học kế toán, Nhung đăng ký học thêm trung cấp mầm non. Tốt nghiệp cả hai xong, Nhung “Nam tiến”. Hiện, Nhung đang làm cho một cơ sở mầm non tại TP. Hồ Chí Minh, thu nhập khá và ổn định. Theo Nhung, các bạn cùng học hầu hết có công ăn việc làm và cũng đều “Nam tiến”. Khi tiếp xúc với một số sinh viên cao đẳng sư phạm sắp tốt nghiệp, nhiều em cho biết sẽ có việc làm ở địa phương ngay khi ra trường…

Nói về vận hành của nhà trường trong tương lai, ông Thành cho rằng với tiêu chuẩn (ưu tiên) trong tuyển dụng hiện nay thì sinh viên cao đẳng, trung cấp sư phạm dù có học tốt đến mấy cũng khó cạnh tranh về cơ hội việc làm. Thực tế cho thấy, năm nay hầu hết các phòng GD & ĐT của Thừa Thiên Huế đều có tuyển giáo viên (mầm non, tiểu học và THCS), nhưng điều kiện dự tuyển cũng như kết quả cho thấy 100% người được tuyển dụng đều có bằng đại học, thậm chí là bằng thạc sĩ. Theo ông Thành, đây là một sự lãng phí lớn, vì một giáo viên mầm non mà đào tạo chương trình đại học 4 năm là lãng phí. Cũng vậy, khi trên địa bàn đang có một địa chỉ đào tạo giáo viên từ THCS trở xuống, như Trường CĐSP thì việc các trường đại học mở thêm khoa sư phạm mầm non, tiểu học, mỹ thuật là sự chồng chéo đáng tiếc và, “đầu vào”,  “đầu ra” của trường CĐSP khó khăn là tất yếu.

Bài, ảnh: Hương Giang

Nhà cái uy tín
上一篇:Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
下一篇:Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu