Nhận diện kinh tế Việt Nam 2013 sau khi đã có kết quả diễn biến của kinh tế quý I,ìmgiảiphápcảithiệnmụctiêutăngtrưởngkinhtếkết quả bóng đá trực tuyến m7 TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, tăng trưởng kinh tế 2013 chỉ đạt mức tương đương năm 2012 hoặc thấp hơn. Những khó khăn về tồn kho sản phẩm, nợ đọng tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết… sẽ là những cản trở lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế năm 2013.
Đối với một số chỉ số lớn của nền kinh tế, ông Tuyến nhận định, xuất nhập khẩu từ nay đến cuối năm không có biến động nhiều, chỉ tương đương ở mức của năm 2012. CPI có khả năng sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoài và thu NSNN trong trường hợp khả quan nhất cũng chỉ có thể đạt mức dự toán.
Những lo lắng trên đây cũng thường trực ở một số chuyên gia kinh tế có mặt trong Hội thảo. với TS. Ngô Trí Long, ông nhận diện những khó khăn mà chúng ta đang đối mặt là do tích tụ của nhiều năm trước đó. Chính vì thế mà xu hướng biểu hiện của nền kinh tế đã xấu đi ngay từ những tháng đầu năm, mà không hề có bất kỳ một dấu hiệu nào của sự ấm lên. “Năm nay được đánh giá là năm khó khăn, để đạt được những mục tiêu như kế hoạch đã đề ra sẽ là không dễ dàng”, ông Long cho hay.
Theo TS. Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, những thông tin không mấy sáng sủa về tình hình kinh tế, xã hội trong quý I-2013 cho thấy tốc độ cải cách kinh tế của Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn. Cần tập trung nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu những khâu then chốt, trong đó hướng trọng tâm và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. Tiếp đó là củng cố trụ cột nông nghiệp và kiên trì định hướng thị trường, đặc biệt đối với một số hàng hóa quan trọng, thiết yếu.
Nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đã định cũng lần lượt được các chuyên gia kinh tế đề xuất.
Có ý kiến cho rằng, các giải pháp về tài khóa và tiền tệ sẽ thực hiện theo xu hướng linh hoạt và từng bước nới lỏng là phù hợp với khả năng về CPI tăng thấp và tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại như hiện nay.
Ở góc độ tìm một chính sách đột phá để giải quyết những yếu kém nội tại của nền kinh tế, theo TS. Ngô Trí Long, đã đến lúc Việt Nam cần chuyển từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2013 và những năm tiếp theo. Đồng thời cải thiện năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh…
Bên cạnh những tham luận về những cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam 2013, tại Hội thảo, nhiều vấn đề được đề cập như: Đề xuất định hướng cơ bản về chính sách phục hồi và tái cấu trúc DN Việt Nam; Cơ chế xử lý nợ xấu của các ngân hàng; Có hay không giải cứu thị trường bất động sản; Đánh giá chính sách tài chính hỗ trợ DN vượt qua khó khăn giai đoạn 2012-2013…
Theo Phó Giám đốc Học viện Tài chính Nguyễn Trọng Cơ, những kiến nghị chính sách tại Hội thảo sẽ được Viện Kinh tế Tài chính tiếp thu và tổng hợp để kịp thời có những đề xuất, kiến nghị nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Chính phủ và Quốc hội giao.
Tăng trưởng GDP quý I-2013 đạt 4,89% mặc dù có nhỉnh hơn Quý I-2012 nhưng vẫn thấp hơn quý III và quý IV năm 2012. Về XK, tăng trưởng đạt 19,7% cao hơn một ít so với quý I-2012 nhưng giá XK các mặt hàng nhóm nông thủy sản, nhóm hàng chủ lực của Việt Nam lại đi xuống khá mạnh. Tuy nhiên, điểm đáng phấn khởi là tốc độ tăng XK của các DN Việt Nam tăng khá đạt mức 10,1% so với quý I-2012. Phát triển công nghiệp quý I-2013, sản xuất công nghiệp vẫn yếu ớt dù đã có những cơ chế giãn, giảm thuế cho DN nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2012. Tín dụng quý I tăng trưởng thấp hơn nhiều so mức đề ra của cả năm, chỉ đạt 1%. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,5%, còn Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo chỉ ở mức 5,2%, trùng với dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á. |
Minh Anh