Công đoàn đề xuất sớm điều chỉnh giờ làm việc,ícôngđoànsẽđượcdùngđểxâynhàởxãhộichocôngnhânhận định góc hôm nay nghỉ ngơi của người lao động Luật Công đoàn (sửa đổi): Tập trung sửa đổi về bộ máy, tài chính công đoàn |
Duy trì kinh phí công đoàn 2% để chăm lo cho người lao động
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2%.
Một số ý kiến khác chưa đồng tình với mức kinh phí công đoàn 2% và đề nghị kinh phí công đoàn do tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp theo tự nguyện; xem xét giảm mức kinh phí công đoàn; không thu kinh phí công đoàn 2% đối với đơn vị đã có tổ chức đại diện của người lao động khác.
Đồng thời, đề nghị quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ kinh phí công đoàn và giao Chính phủ quy định chi tiết; kinh phí công đoàn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước đóng góp theo tự nguyện.
Giải trình nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho hay, từ khi có Luật Công đoàn năm 1957, kinh phí công đoàn được thực hiện liên tục. Việc Luật hóa và duy trì nguồn thu 2% kinh phí công đoàn nhằm chăm lo cho người lao động và bảo đảm bộ máy hoạt động công đoàn, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thông qua việc xây dựng và thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động công đoàn.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung quy định: “Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn”. Giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. |
Theo UBTVQH, nguồn kinh phí này giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm nguồn tài chính để Công đoàn Việt Nam, nhất là công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo phúc lợi xã hội cho người lao động, đặc biệt là chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bổ sung một số nhiệm vụ chi mới để phù hợp với thực tiễn như: chi cho công đoàn cơ sở mà tại đó tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn được miễn, giảm đóng kinh phí công đoàn; chi cho việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê, xây dựng công trình công cộng cho đoàn viên, người lao động, thiết chế công đoàn chủ yếu từ số tài chính công đoàn tích luỹ của cấp tỉnh, thành phố và tương đương và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang giải trình tại phiên họp. |
Ngoài ra, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (trung bình khoảng 0,38%), có ít kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến nộp 2% kinh phí công đoàn. Do đó có thể cho rằng, vấn đề 2% kinh phí công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội được giữ quy định về mức kinh phí công đoàn 2%.
Thảo luận tại phiên họp, một số đại biểu ủng hộ tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2% và quy định như dự thảo luật. Theo đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An), nguồn kinh phí này được sử dụng tại công đoàn cơ cở chủ yếu để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, như thăm hỏi, ốm đau, quà tết, quà sinh nhật… hoặc tổ chức các hoạt động về văn hóa thể thao.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, như quy định tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn với các tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, khi thực hiện chính sách này nguồn thu từ kinh phí công đoàn dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, khi đó công đoàn cấp trên vẫn thực hiện hỗ trợ và bảo vệ duy trì quyền lợi cho đoàn viên, người lao động tại công đoàn cơ sở thuộc trường hợp tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn. Do đó, việc tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn 2% như quy định trong dự thảo Luật là cần thiết.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) cũng bày tỏ nhất trí với việc duy trì kinh phí công đoàn 2%.
Đề nghị giảm phí công đoàn theo quy mô doanh nghiệp
Nêu ý kiến tranh luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, kinh phí công đoàn 2% được duy trì từ năm 1957 là hợp lý bởi người lao động thời kỳ này chủ yếu là cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước, kinh phí trích ra do nhà nước cấp. Nhưng khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đại biểu cho rằng thu kinh phí này không còn hợp lý.
Lý do bởi hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Số lượng người lao động trong doanh nghiệp đông, từ vài trăm, vài nghìn, thậm chí cả vạn người. Nếu đóng phí công đoàn 2% sẽ là gánh nặng với doanh nghiệp có nhiều người lao động. Thậm chí, việc này có thể gây ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến duy trì việc làm cho người lao động, đến phát triển kinh tế nói chung.
Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp trốn đóng, thậm chí không tham gia công đoàn nữa, gây hậu quả nặng nề. Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị đối với doanh nghiệp dưới 500 lao động thì giữ mức kinh phí công đoàn là 2%. Doanh nghiệp từ 500 lao động đến dưới 3.000 lao động thì quy định kinh phí là 1,5%. Với doanh nghiệp có trên 3.000 người lao động thì kinh phí nên giảm còn 1%.
Đồng thời, dự luật cần có quy định nhiều hơn về việc doanh nghiệp phải quan tâm đời sống tinh thần, văn hóa, thể thao giải trí với người lao động, như vậy, hiệu quả hơn với người lao động.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). |
Giải trình sau đó, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho hay, đại đa số các đại biểu đồng tình với mức kinh phí công đoàn 2% và trong quá trình soạn thảo đã báo cáo tiếp thu giải trình những ý kiến có liên quan về kinh phí công đoàn.
Theo ông Nguyễn Đình Khang, kinh phí công đoàn được để lại công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động. Đối với vấn đề doanh nghiệp khó khăn, ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã thiết kế điều khoản mới so với luật cũ là về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn./.
Không quy định cứng về phân phối kinh phí công đoànLiên quan đến tài chính, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 31 của dự thảo theo hướng: bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; rà soát nhiệm vụ chi kinh phí công đoàn bảo đảm bao quát và đầy đủ hơn; không quy định trong Luật việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động để bảo đảm linh hoạt, hài hòa. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định định kỳ 2 năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn… |