Dịch Covid-19 bùng phát chính là khởi nguồn,ếngiớitrẻsôisụcvìvừavuivừakiếmđượctiềtorino – verona chất xúc tác khiến dịch vụ phát trực tiếp, giải trí kỹ thuật số, truyền thông xã hội tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, sự trỗi dậy của TikTok là minh chứng điển hình.
Theo báo cáo mới nhất của Brand Finance, TikTok được vinh danh là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới. Ra mắt chưa đầy 5 năm nhưng ứng dụng đến từ Trung Quốc đã trở thành đối thủ, "kẻ chen ngang" đáng sợ khiến nhiều "ông lớn" như Facebook, Youtube, Instagram phải kiêng dè.
Giới trẻ toàn cầu, trong đó có Việt Nam, cũng rầm rộ với ứng dụng này. Thậm chí có những người ăn ngủ với nó, kiếm được nhiều tiền từ đó. Nhưng Tik Tok có thật sự là thiên đường hay không?
Gen Z trở thành triệu phú khi còn trẻ
TikTok đang tạo ra một hệ triệu phú trẻ. Ở tuổi 20, Michael Le là biên đạo múa nổi tiếng trên TikTok. Tài khoản của anh có 42,5 triệu người theo dõi và 1,2 tỷ lượt thích nhờ đăng tải các video dạy nhảy. Chia sẻ với Yahoo Finance, anh hé lộ đã mua được một ngôi nhà ở Los Angeles (Mỹ).
"Tôi cảm thấy mình giỏi về mặt tài chính khi thực hiện được những chiến lược thông minh. Thậm chí, tôi còn có riêng đội ngũ chuyên đánh giá, tư vấn về đầu tư vì thu nhập của tôi mỗi tháng là 7 con số", anh Michael Le nói.
Với những ai là tín đồ của TikTok, không thể không biết đến cô gái 16 tuổi Charli D'Amelio. Theo Forbes, Charli kiếm được 17,5 triệu USD vào năm trước và là ngôi sao TikTok có thu nhập cao nhất trong năm 2021. Một bài đăng của Charli có giá khoảng 100.000 USD.
Với sức ảnh hưởng trên TikTok với 131 triệu người theo dõi, cô gái 16 tuổi đã kiếm tiền nhờ cho ra mắt thương hiệu thời trang riêng, quảng cáo sản phẩm hay hợp tác với chuỗi cửa hàng Dunkin. Thậm chí, cô gái trẻ còn mở một chương trình thực tế với sự tham gia của các thành viên trong gia đình.
"Vũ khí" bí mật
Hãng truyền thông KrAsia nhận định, sự thành công của TikTok là nhờ địa phương hóa chiến dịch tiếp thị và nội dung.
Tuy vậy, một số quan điểm lại cho rằng, sự bao phủ nhanh chóng của ứng dụng chính là bí quyết dẫn đến thành công. Vì TikTok đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của đông đảo của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng đến giới trẻ.
Để duy trì độ phủ sóng, ứng dụng đến từ Trung Quốc sẵn sàng chi trả một mức phí nhất định với người nổi tiếng ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau. Do đó, nhiều doanh nghiệp truyền thông cũng ăn nên làm ra khi đầu tư vào quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình trên nền tảng mạng xã hội này.
Tại TikTok, người dùng dễ dàng tạo, chia sẻ video. Họ có thể ghi lại bất cứ thứ gì từ thói quen, sở thích hàng ngày của mình lên ứng dụng vì mọi thứ đang được đơn giản hóa và tối ưu hơn.
TikTok đã cho mọi người thấy công ty có thể cạnh tranh, đứng ngang hàng với những nhà quảng cáo lớn nhất, lâu đời nhất trên thế giới. Để làm được điều đó, họ đã liên tục đổi mới chiến lược marketing.
Theo Financial Times,chiến dịch marketing của TikTok bao gồm: Hướng tới mục tiêu tinh gọn quảng cáo; Tự động hóa quy trình mua quảng cáo; Giám sát và xác minh bên thứ 3 về số liệu quảng cáo.
Với những bước đi đột phá, TikTok đang xây dựng công nghệ quảng cáo để cạnh tranh về quy mô, số lượng với những "ông lớn" công nghệ như Google và Facebook.
Có thể nhìn thấy, trước đây, nhiều công ty thường ngủ quên trên chiến thắng sau khi thực hiện xong chiến lược marketing. Tuy nhiên, TikTok đã chứng minh rằng, họ sẵn sàng thử nghiệm những công nghệ mới.
Ông Blake Chandlee - Giám đốc bộ phận giải pháp kinh doanh toàn cầu TikTok từng chia sẻ: "Chúng tôi có thể xây dựng nền tảng quảng cáo theo cách mà thế giới hướng tới, chứ không phải là điều thế giới đang có".
Phía sau vỏ bọc hoàn hảo của TikTok
Không thể phủ nhận TikTok đang khiến nhiều người thay đổi quan niệm về cách sử dụng mạng xã hội.
Với người dùng phổ thông, kênh giải trí này có nội dung vô hạn, thậm chí còn là một kênh kiếm tiền vô cùng hiệu quả. Với các nhãn hàng, công ty PR, TikTok là công cụ tiếp thị khách hàng hiệu quả. Với các gã khổng lồ như Facebook, Snapchat, Instagram, ứng dụng này là thế lực mới nổi không thể coi thường.
Tuy nhiên, với nhiều quốc gia, đặc biệt là chính quyền cựu Tổng thống Mỹ - Donald Trump hay một số nước châu Âu hay Ấn Độ, TikTok là mối nguy hại vì ứng dụng được sinh ra ở Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia về bảo mật, an ninh chỉ ra TikTok thu hút người dùng nhờ thuật toán gợi ý nội dung bí mật. Năm 2021, ứng dụng đã cán mốc hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang tăng cường điều tra TikTok và nhiều công ty công nghệ khác về vấn đề riêng tư và bảo mật dữ liệu.
Một số nghiên cứu chỉ ra, TikTok tưởng chừng vô hại nhưng sự thật không phải vậy. Vì ứng dụng này luôn theo dõi, phân tích hành vi của người dùng. So sánh với các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok đang hoạt động như một cỗ máy thực thụ với độ chính xác hoàn hảo.
Nhiều chuyên gia còn ví TikTok như là một cỗ máy đến từ tương lai vì chúng luôn biết chính xác nội dung tiếp theo mọi người sẽ xem là gì để phục vụ. Cứ như vậy, người dùng có thể ngồi lướt ứng dụng nhiều giờ đồng hồ mà không hề thấy chán.
Năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ - Donald Trump từng tuyên bố cấm tải TikTok và WeChat từ ngày 20/9 trên lãnh thổ Mỹ vì lo ngại an ninh và bảo mật dữ liệu. Đồng nghĩa với việc, ứng dụng này bị "cấm cửa" trên các nền tảng có thể tiếp cận từ Mỹ.
Đến tháng 6/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố thu hồi lệnh cấm đối với TikTok. Theo Nhà Trắng, thay vì cấm các ứng dụng, Mỹ sẽ xây dựng một cơ chế đánh giá nguy cơ từ các ứng dụng nước ngoài.
Cạm bẫy sinh mạng... từ mạng xã hội
Theo nghiên cứu mới của The Wall Street Journal,các thuật toán của TikTok khiến người dùng "bị nghiện". Thậm chí, chúng còn đưa người dùng nhỏ tuổi tiếp cận với các nội dung xấu, độc hại.
Tháng 1/2021, một cô bé 10 tuổi người Italia đã tham gia "thử thách bất tỉnh" của TikTok. Cô bé đã tự siết cổ mình bằng một chiếc thắt lưng để xem có thể nín thở trong bao lâu. Và phép màu đã không xảy ra, cô bé đã ra đi mãi mãi bên chiếc điện thoại cùng với đoạn video.
Sau sự cố, TikTok đã xóa hơn 500.000 tài khoản liên quan đến nội dung xấu, độc tương tự ở Italia sau khi cơ quan quản lý nước này lên tiếng. Các cơ quan đã lệnh cho TikTok kiểm tra lại độ tuổi của tất cả người dùng và chặn mọi quyền truy cập của người dùng dưới 13 tuổi tại quốc gia này.
Không những thế, nhiều người dùng TikTok còn mắc chứng bệnh hoang tưởng. Khi gần đây, nhiều bạn trẻ trên TikTok tự nhận mình là người rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), rối loạn lưỡng cực (Bipolar) hay rối loạn đa nhân cách (DID).
Samathan Fridley, 18 tuổi cho biết, những video này khiến cô thực sự nghĩ bản thân đang mắc bệnh tâm thần.
"Tôi từng xem một video trên TikTok nói về những dấu hiệu cho thần kinh có vấn đề. Đó là lần đầu tiên tôi nghe về những căn bệnh như rối loạn lưỡng cực hay rối loạn nhân cách ranh giới. Và tôi tự nghĩ rằng, mình đang mắc phải các chứng bệnh này", Fridley chia sẻ.
Tuy nhiên, sau thời gian trị liệu, cô gái trẻ nhận ra mình không bị bệnh gì cả, chỉ đơn giản là bản thân đang lo lắng và chán nản.
Nhiều chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo, các video trên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý đến đối tượng dễ bị tác động.
Chuyên gia tâm lý Ethan Kross, tác giả của cuốn sách "Chatter - Trò chuyện với chính mình" giải thích: "Nếu bạn bỏ ra 15 phút, 30 phút hay 60 phút chỉ để xem đi xem lại video mà mọi người nói về căn bệnh này, bạn sẽ thấy chúng phổ biến hơn thực tế".
TikTok sắp biến mất?
Gần đây, đoạn thông tin chưa được kiểm chứng về câu chuyện TikTok sẽ bị xóa sổ trong năm 2022 xuất hiện tràn lan trên Facebook, Twitter khiến cộng đồng mạng chia thành 2 phe.
Một số ý kiến cho rằng, đây là điều không thể vì TikTok đang là một trong những "ông lớn" nền tảng xã hội toàn cầu. Một số khác lại dự báo, việc TikTok bị "khai tử" là chuyện tất yếu, sẽ xảy ra trong một sớm một chiều.
Tuy nhiên, những tin đồn trên không phải là vô căn cứ.
Tại Mỹ, khi ông Donald Trump còn làm Tổng thống đã có động thái cấm TikTok không dưới một lần. Hay một số quốc gia châu Âu như Anh, Ireland và Italia đã thực hiện điều tra TikTok để xem ứng dụng này có phải là mối đe dọa an ninh hay không.
Theo nhiều nghiên cứu, TikTok đang sử dụng thuật toán theo dõi thói quen của người dùng. Đây là nguyên nhân chính khiến giới chức nhiều nước lo ngại về vấn đề bảo mật, vấn đề an ninh.
Còn hiện tại, TikTok vẫn bùng nổ với các xu hướng được tạo ra liên tục và gây sốt toàn cầu. Còn câu hỏi, liệu đế chế này có biến mất nhanh chóng như cách chúng phát triển hay không thì cần thời gian để trả lời.
Và câu trả lời này được giới chuyên gia, người dùng hay các đối thủ của TikTok, trong đó có những người trẻ đang ngày ngày kiếm được tiền từ ứng dụng này, đều rất muốn biết.
(Theo Dân trí)
TikTok có thực sự là mảnh đất màu mỡ để gen Z làm giàu?
Hơn 3 năm trước, Josh Richards bắt đầu tải video lên ứng dụng nổi tiếng TikTok, khi đó có tên là "Musical.ly".
顶: 922踩: 89
【torino – verona】TikTok khiến giới trẻ sôi sục vì vừa vui vừa kiếm được tiền
人参与 | 时间:2025-01-11 06:51:20
相关文章
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực STEM
- Đấu giá biển số xe: Lừng khừng đến bao giờ?
- Xe buýt ngông nghênh chạy ngược chiều trên đường quốc lộ
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Hyundai Tucson phiên bản 2014 ra mắt với động cơ mới
- Mẫu xe độ Lamborghini Aventador độc lạ của DMC
- Top 10 xe hatchback tiết kiệm nhiên liệu nhất thế giới
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Vĩnh Phúc: Ô tô xe máy tồn đọng ngập tràn kho bãi
评论专区