【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia argentina】Doanh nghiệp cần nhận diện đầy đủ cơ hội và thách thức để đẩy mạnh xuất khẩu

  发布时间:2025-01-26 17:19:51   作者:玩站小弟   我要评论
Chiều 15/12, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 2 kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia argentina。

Chiều 15/12,ệpcầnnhậndiệnđầyđủcơhộivàtháchthứcđểđẩymạnhxuấtkhẩkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia argentina trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Nhiều cơ hội và thách thức mới

Tại phiên thảo luận “Cơ hội và thách thức mới đối với DN Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, các đại sứ và DN đã đánh giá thực chất các cơ hội và thách thức đối với các DN, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục khó khăn và trước các quy định, tiêu chuẩn mới được đẩy mạnh thực thi như hiện nay.

Doanh nghiệp cần nhận diện đầy đủ cơ hội và thách thức để đẩy mạnh xuất khẩu
Các Đại sứ và đại diện doanh nghiệp tại phiên đối thoại

Chia sẻ về thị trường EU, ông Nguyễn Văn Thảo - Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU cho biết, EU là một thị trường rộng lớn, 1 năm nhập từ ngoài khối trên 3.000 tỷ EUR. Đây cũng là thị trường có tính ổn định, bền vững. Đồng thời, các DN EU có công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiềm lực tài chính, có kỹ năng quản trị, đi đầu về phát triển công nghệ xanh.

Trong khi đó, Việt Nam là 1 trong 4 nước có FTA (hiệp định thương mại) với EU và những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không mang tính cạnh tranh trực tiếp với 3 nước ký FTA với EU. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống mạng lưới cơ quan đại diện rất rộng tại châu Âu, quan hệ Việt Nam với các nước EU rất tốt.

Ngoài ra, EU sau 1 thời gian phát triển, rất có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung, đặc biệt là sau Covid, sau xung đột Nga - Ukraine. Đây là cơ hội cho những nước như Việt Nam.

Song song với những cơ hội, thị trường này cũng có nhiều thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Thảo, EU là một thị trường tiêu chuẩn cao cùng với hệ thống luật thương mại rất phức tạp. Cùng với đó, khoảng cách địa lý xa, vấn đề chi phí vận chuyển, logistics làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN trong khu vực, không riêng gì với Việt Nam.

Riêng với DN Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Thảo, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của EU. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU hiện mới chỉ chiếm 1,7% so với nhu cầu nhập khẩu 3.000 tỷ EUR của EU - một con số hết sức khiêm tốn.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam nắm bắt thông tin và hiểu biết về thị trường EU còn hạn chế kể cả thông tin về thị trường, đối tác, luật pháp. Ông cho rằng, sự quan tâm của DN Việt Nam đến thị trường EU là có nhưng quyết tâm chưa cao” - ông Thảo nhận định.

Phát huy hơn nữa vai trò ngoại giao kinh tế

Chia sẻ tại sự kiện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Thân Đức Việt cho biết, thị trường chính của ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. 11 tháng vừa qua, trong kim ngạch xuất khẩu dệt may 33 tỷ USD, thị trường châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 4 tỷ USD. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn và vẫn còn nhiều dư địa cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh nghiệp cần nhận diện đầy đủ cơ hội và thách thức để đẩy mạnh xuất khẩu
Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, ông Thân Đức Việt cũng chỉ ra những thách thức với các DN dệt may Việt Nam. Ông cho biết, trong 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, EU luôn là thị trường đi tiên phong đưa ra các tiêu chuẩn mới. Theo đó, ngoài nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn sản xuất, hiện tại các sản phẩm của DN cần phải đáp ứng các tiêu chí về môi trường và trách nhiệm xã hội.

Bên cạnh đó là thách thức về công nghệ. Hiện nay các công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hoá thạch sẽ dần bị thay thế. Sắp tới, EU sẽ áp thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu. Ngành dệt may hiện vẫn chưa áp dụng nhưng đang tích cực chuẩn bị nếu bị áp thuế này…

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tăng trưởng xanh là vấn đề mới với nhiều quốc gia nói chung và với ngành thuỷ sản nói riêng. Đây không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội. Ngành thuỷ sản đang tiếp cận tăng trưởng xanh không chỉ ở góc độ kinh tế, mà còn ở yếu tố môi trường, xã hội và tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xanh để bắt kịp với những mục tiêu của Chính phủ.

Đề cập giải pháp hỗ trợ DN vượt thách thức, tiếp cận các cơ hội mới, các hiệp hội DN nhấn mạnh tới vai trò của các thương vụ, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó, các DN mong muốn các cơ quan này phát huy hơn nữa vai trò ngoại giao kinh tế, hỗ trợ các DN xuất khẩu tìm hiểu rõ thông tin về thị trường, về luật pháp, đối tác... tại các thị trường.

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho biết, kể từ năm 2000, khi Việt Nam hội nhập sâu với thế giới, đất nước đã xác định, EU là đối tác quan trọng về kinh tế. Đây quyết sách sáng suốt và đi trước các nước ASEAN.

Theo ông Thảo, FTA Việt Nam - EU là cú bứt phá quan trọng để tạo môi trường làm ăn thuận lợi với EU. Phần còn lại chính là việc DN làm thế nào để tận dụng hiệp định và khai thác hiệu quả. Quyết tâm của các DN là điều mà vị đại sứ này nhấn mạnh.

“Dư địa của thị trường EU còn rất lớn. Muốn làm ăn với EU, DN Việt Nam cần nhận diện đầy đủ thách thức mới. Nhưng đây cũng chính là thời điểm chúng ta có thể bứt phá. Những ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, da dày... nếu đi trước, nhận diện đầy đủ các thách thức, có thể đi đến thành công, biến nguy thành cơ” - Đại sứ Nguyễn Văn Thảo khẳng định.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, Đại hội XIII của Đảng xác định chủ trương “xây dựng nền ngoại giao kinh tế (NGKT) phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và DN làm trung tâm phục vụ”. Nhìn lại gần 3 năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và từ những bài học thực tiễn trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế, có thể thấy rằng công tác này đã chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội đất nước. Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện đã tích cực đồng hành, phục vụ cùng các bộ, ngành kinh tế hỗ trợ các địa phương, DN mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút các nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn.

相关文章

最新评论