“Bán anh em xa,nh hkèo stuttgart mua láng giềng gần” là điều răn dạy của người xưa trong quan hệ chòm xóm, vì họ là những người kề vách sát vườn sớm tối, hoạn nạn có nhau. Tuy nhiên, một vài trường hợp đã đánh mất tình thâm giao “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” chỉ vì tranh chấp đất đai. Vụ việc sau là một ví dụ điển hình về tấc đất mất tình hàng xóm. VỤ TRANH CHẤP KÉO DÀI 15 NĂM Theo đơn khởi kiện người hàng xóm lấn đất của ông Đặng Hoàng Ân (1950), trú tại khu phố Tân Trà, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài thì ông có mua chung với ông Võ Tấn Lập một lô đất, diện tích 2.484m2vào năm 1980. Phần đất sang nhượng chung này là của ông Huỳnh Ngọc Chẩm. Sau đó, ông Lập không ở nên bán lại cho vợ chồng ông Võ Tấn Minh (sinh năm 1957, nay đã chết) và bà Phạm Trần Nữ (1963). | Ông Ân và bức tường bà Nữ xây mà tòa tuyên phải phá bỏ | Sau khi mua đất xong, ông Ân làm nhà ở, nay thuộc tổ 1, khu phố Tân Trà, phường Tân Bình. Còn vợ chồng ông Minh, bà Nữ làm nhà ở vào năm 1987, tức sau ông Ân gần 7 năm. Đến năm 1996, gia đình bà Nữ cùng ông Ân phân lô, chia nền và mỗi gia đình nhận được 1.242m2. Điều đáng nói là sau khi chia đất được vài ngày thì cả hai gia đình đã xảy ra tranh chấp về diện tích đất đã chia. Theo ông Ân: “Vụ việc tranh chấp đã đến đỉnh điểm khi hai gia đình “dàn quân nghênh chiến” sẵn sàng lao vào nhau để hơn thua vì ranh giới”. Do vậy, cả hai gia đình đã kiến nghị lên chính quyền địa phương xem xét giải quyết. Khi giải quyết, bộ phận hòa giải của xã Đồng Xoài (lúc đó) đã đo đạc và phát hiện ra phần đất của bà Nữ thừa 108m2so với diện tích mà hai gia đình đã thống nhất chia.Để khỏi tranh chấp kéo dài, ông Ân đã cắm mốc ranh giới giữa phần giáp ranh hai nhà. Thế nhưng, khi Bình Phước được tái lập tỉnh và xây dựng đường Hùng Vương thì cột mốc này bị đơn vị thi công nhổ bỏ vì nằm trong vùng dự án. Và diện tích đất chung của bà Nữ, ông Ân bị giải tỏa chỉ còn lại 1.350m2, trong đó có 108m2mà bà Nữ đã chiếm dụng. Ông Ân nói thêm, vào năm 2005, khi tôi vắng nhà, bà Nữ đã cho người xây tường rào mà không hề hỏi ý kiến của tôi. Lúc này, chỉ có một mình vợ tôi ở nhà nên không dám ngăn cản. Trong khi đó, bà Nữ lại ngang nhiên xây chiếm của tôi 6,1m ngang đất mặt tiền đường Hùng Vương, còn phần hậu thì đúng cột mốc. Do vậy, ông Ân khởi kiện để đòi lại 108m2 đất mà bà Nữ đã chiếm dụng từ năm 1996; đồng thời buộc bà Nữ phải phá bỏ hàng rào và trả lại nguyên trạng 27m ngang đất mặt tiền như đã chia từ ban đầu. TRANH CHẤP VÌ THIẾU THIỆN CHÍ Do tranh chấp kéo dài, hai gia đình thường xuyên xung đột gây mất trật tự trị an nên ông Ân đã khởi kiện bà Nữ ra tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài. Trong quá trình thu thập chứng cứ, tòa án đã nhận được đơn phản tố của bà Nữ với nội dung: “Gia đình ông Ân là người lấn chiếm đất”. Bà Nữ cũng đề nghị Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài ra quyết định buộc ông Ân phải trả lại đất đã lấn chiếm cho mình là gần 4m2(?). Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài xác định, phần đất tranh chấp chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng có tên trong sổ địa chính, thửa bản đồ và không nằm trong quy hoạch, hàng năm đều đóng góp nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước nên đây là vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Ngày 8-2-2010, Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài đã đưa vụ tranh chấp này ra xét xử. Tại tòa, Hội đồng xét xử đã buộc bà Nữ phải trả lại cho ông Ân 71,2m2đất có chiều ngang mặt tiền đường Hùng Vương là 6,1m. Đồng thời, Hội đồng xét xử còn buộc bà Nữ phải trả cho ông Ân 378 triệu đồng. Không đồng ý với quyết định của tòa, bà Nữ đã kháng án toàn bộ nội dung của bản án. BẢN ÁN CẦN SỚM ĐƯỢC THI HÀNH Ngày 23-8-2011, Tòa án nhân dân tỉnh đã tổ chức xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp với đầy đủ các thành phần bên nguyên, bên bị, luật sư bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn - bà Phạm Trần Nữ. Tòa tuyên sửa bản án dân sự sơ thẩm của vụ tranh chấp và buộc bà Nữ phải trả lại cho ông Ân 71,2m2đất có chiều ngang mặt tiền đường Hùng Vương là 6,1m, cạnh phía đông dài 15m, phía tây dài 17,7m; buộc bà Nữ phá bỏ tường rào đã xây, di dời căn nhà bán kiên cố và chặt cây trồng trên đất tranh chấp để trả lại cho ông Ân. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Phước, ông Ân nhấn mạnh: “Suốt 15 năm qua, vợ chồng tôi luôn bị dày vò vì chuyện tranh chấp. Nay kết luận của các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm chính là sự thật đã được sáng tỏ. Vì vậy, tôi làm đơn đề nghị Chi cục Thi hành dân sự thị xã Đồng Xoài sớm thi hành bản án thì công lý mới được thực thi. Vụ tranh chấp đất khép lại với kết luận tại phiên tòa phúc thẩm nhưng điều đọng lại trong lòng các đương sự, người dự phiên tòa, trong dư luận xã hội là “một bản án lương tâm”. Tấn Phong |