当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tl bd c1】Xuất khẩu vào Hoa Kỳ: Doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hơn

xuat khau vao hoa ky doanh nghiep phai chuyen nghiep hon

Dệt may là mặt hàng có lợi thế khi XK vào Hoa Kỳ sau khi TPP kí kết. (Ảnh: Nguyễn Huế )

Thị trường XK lớn

TheấtkhẩuvàoHoaKỳDoanhnghiệpphảichuyênnghiệphơtl bd c1o Vụ thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là thị trường NK lớn nhất thế giới, kim ngạch NK tăng liên tục vì đây là quốc gia có dân số đông (khoảng 310 triệu người), thu nhập bình quân cao, người dân có thói quen mua sắm nhiều, dịch vụ tài chính phát triển. Thị trường Hoa Kỳ đa dạng thị hiếu, chủng loại hàng hóa, thu nhập của người dân chênh lệch lớn nên nhu cầu tiêu dùng đa dạng chất lượng, giá cả hàng hóa. XK sang Hoa Kỳ, Việt Nam có nhiều thuận lợi do xu hướng đa dạng nguồn cung ở nước này, cộng đồng khoảng 1,5 triệu người Việt là thị trường tiêu thụ quan trọng và cầu nối đưa hàng Việt Nam sang. Ngoài ra, cơ cấu hàng hóa XNK giữa Việt Nam và Hoa Kì cũng mang tính bổ sung, ngoài một số ít mặt hàng mang tính cạnh tranh về nông nghiệp, hầu hết các mặt hàng công nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh là những mặt hàng Hoa Kỳ đang có nhu cầu NK.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn của Việt Nam. Tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD năm 2014, trong đó, XK từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lên tới gần 30,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2013. Trong 10 tháng đầu năm 2015 XK từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 18% so với cùng kì năm 2014. Các mặt hàng XK chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ là dệt may (chiếm trên 34% tổng giá trị XK của Việt Nam), giày dép (chiếm gần 12%), đồ gỗ (chiếm gần 8%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm trên 7%), thủy sản (chiếm gần 6%), điện thoại và linh kiện (chiếm trên 5%). Trong đó, một số mặt hàng Việt Nam chiếm thị phần khá cao tại Hoa Kỳ. Điển hình như giày dép (gần 13%), hàng dệt may (gần 9%), thủy sản (trên 8%), cà phê, trà (trên 8,01%), hạt điều (trên 5 %), gỗ và sản phẩm gỗ (trên 3%). Hiện Việt Nam đang là nước đứng thứ hai về XK hàng dệt may, giày dép sang Hoa Kỳ (chỉ sau Trung Quốc) và là nước đứng thứ tư về XK đồ gỗ sang thị trường này. Mặc dù xuất siêu sang Hoa Kỳ, nhưng tổng thị phần XK của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng NK của Hoa Kỳ năm 2014. Do vậy, miếng bánh thị trường dành cho các DN Việt Nam vẫn còn rất lớn.

DN phải chuyên nghiệp hơn

Nhận định về thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh TPP, ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương cho rằng, khi TPP được ký kết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ với Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ như trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh XK lại chưa có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, khó khăn, thách thức đối với DN Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là không nhỏ. Bên cạnh sự cạnh tranh quyết liệt đối với hàng hóa NK từ các nước khác, các DN XK vào thị trường này sẽ phải đối mặt với hệ thống luật lệ phức tạp, hàng rào thương mại và kỹ thuật nghiêm ngặt kể cả tiêu chuẩn lao động và môi trường. Ngoài ra, mặc dù TPP mang lại cơ hội rất lớn thông qua việc giảm thuế nâng cao sức cạnh tranh về giá đối với hàng hóa XK của Việt Nam, tuy nhiên TPP cũng tạo thêm thách thức cho DN Việt Nam bởi những yêu cầu cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ và sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất và XK của DN nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, mặc dù tổng kim ngạch XK các mặt hàng có lợi thế dự báo sẽ tăng, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, đối với các DN, có thể TPP là cơ hội với DN này nhưng lại là thách thức với DN khác. Điển hình như đối với DN dệt may, kim ngạch XK dự kiến sẽ tăng rất mạnh. Một vài Hiệp hội tại các nước trong khối TPP đã có kế hoạch sang Việt Nam để mua hàng XK sang Hoa Kỳ cho các đối tác có sẵn đây là cơ hội cho các DN. Tuy nhiên một số DN khác lại vào Việt Nam để đầu tư sản xuất hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ, điều này sẽ tạo ra áp lực lớn cho các DN trong nước.

Theo ông Nguyễn Duy Khiên, TPP sẽ mang đến cho các DN lợi thế cạnh tranh về thuế. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các DN vẫn phải sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cạnh tranh thì mới có thể đứng vững tại thị trường này vì nếu không có giá thành cạnh tranh, không giảm được giá bán thì việc giảm thuế cũng không còn ý nghĩa. Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả, muốn chiếm lĩnh được thị trường khó tính này, các DN cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà NK về thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa ổn định vì nhu cầu NK của thị trường rất lớn. Để làm được điều đó, các DN phải chủ động có chiến lược xúc tiến thương mại phù hợp, tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu và nắm vững các yêu cầu về kĩ thuật, pháp lí, bảo vệ người tiêu dùng, tiêu chuẩn lao động và môi trường. Bên cạnh việc chủ động tìm kiếm khách hàng, các DN cũng cần quan tâm đến việc cung cấp thông tin về năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng yêu cầu của mình trên website vì các nhà NK của Hoa Kỳ thường tham khảo thông tin trên mạng trước khi tìm đến các đối tác cụ thể.

“Hoa Kỳ là một thị trường đòi hỏi cao do vậy không phải DN nào cũng có thể XK trực tiếp ngay được vào thị trường này. Các DN cần xác định được vị trí và năng lực của mình để đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại, đồng thời lựa chọn được các đối tác và phân khúc khách hàng phù hợp vì ngoài XK trực tiếp, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng để XK “tại chỗ” thông qua các DN lớn của Việt Nam và các DN FDI cũng là cơ hội rất lớn của các DN có quy mô vừa và nhỏ”, ông Nguyễn Duy Khiên nhấn mạnh.

Cùng quan điểm như trên, ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM khuyến nghị, các DN cần tính toán thời gian chính xác cho các bước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ để giảm bớt chi phí sao cho tối ưu nhất. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính, dịch vụ và hạ tầng để rút ngắn thời gian cho DN.

Đặc biệt, muốn XK trực tiếp vào Hoa Kỳ, các DN phải đăng ký số A-D-U-N-S, mã số này giúp chứng minh sự hiện hữu của công ty và nguồn gốc hàng hóa, đồng thời, chúng còn giúp đối tác trên toàn cầu biết được bạn là một DN đáng tin cậy, từ đó sẽ dễ dàng được chào đón hơn ở thị trường Hoa Kỳ”, ông Herb Cochran cho biết.

Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Tích cực hỗ trợ DN hội nhập

Nhằm hỗ trợ DN XK vào thị trường Hoa Kỳ và Mỹ Latinh, bên cạnh các chương trình và định hướng chung về tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc xây dựng thương hiệu, dỡ bỏ thuế, tháo gỡ hàng rào kĩ thuật để giúp DN tiếp cận các thị trường, Bộ Công Thương còn có các đề án lớn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm XK, đặc biệt là sản phẩm của các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, vì muốn phát triển bền vững phải có những mặt hàng đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác và nước NK về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

Mặc dù đã có định hướng phát triển thị trường cụ thể và có tính chiến lược nhưng với TPP, DN Việt Nam đang đứng trước áp lực rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh các nước thành viên đều đã có những cam kết cụ thể về sản phẩm của nhau. Hàng hóa Việt Nam đang có cơ hội lớn. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được hàng rào kĩ thuật đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các vấn đề liên quan khác bảo vệ quyền tác giả, bảo hộ sở hữu trí tuệ thì sẽ khó đứng vững tại thị trường này.

Do vậy, yêu cầu, mục tiêu sắp tới mà Bộ Công Thương đặt ra là phải tổ chức nhanh và có hệ thống việc cung cấp thông tin về các cam kết hội nhập, các định hướng, giải pháp sắp tới cho cộng đồng DN. Đây là biện pháp chủ chốt giúp DN nắm đầy đủ, hệ thống yêu cầu về điều kiện cụ thể tại các thị trường mới sau khi tham gia hội nhập. Bên cạnh đó, cần có định hướng cụ thể hơn nữa giúp từng nhóm đối tượng DN cụ thể hóa được các thách thức và yêu cầu cho từng nhóm sản phẩm . Ngoài ra, một nội dung thiết thực và bức thiết hiện nay là phải hỗ trợ DN xử lí tranh chấp thương mại và sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

分享到: