Kinh tếtiếp tục khởi sắc Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2022,ếtiếpđàphụchồikhảsoi kèo trực tiếp soikeotructiep.com Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiếp nối đà phục hồi của quý I, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, các cân đối lớn được bảo đảm. Báo cáo Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép; các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước ước đạt 45,7% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu chi phòng chống dịch, an sinh xã hội, chăm lo đối tượng chính sách. Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 tăng tới 25% so với cùng kỳ; tính chung 4 tháng, xuất khẩu tăng 16,4%, nhập khẩu tăng 15,7%, nền kinh tế ước xuất siêu 2,53 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần 4 tháng tăng 1,9 lần so với cùng kỳ. FDI thực hiện cũng tăng 7,6%, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tưnước ngoài vào sự phục hồi của nền kinh tế. Trong khi đó, hoạt động sản xuất cũng có nhiều khởi sắc. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, với chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tư tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng tăng 7,5%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,3%, cao hơn tốc độ tăng 5,8% và 9,6% của cùng kỳ năm 2018 và 2019, những năm chưa có dịch Covid-19. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệpcông nghiệp tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ. Thương mại và dịch vụ cũng phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtăng 12,1% so cùng kỳ; tính chung 4 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch phục hồi nhanh ở nhiều địa phương du lịch trọng điểm, như Khánh Hòa, Quảng Nam, Phú Quốc; khách quốc tế tháng Tư gấp 5,2 lần cùng kỳ; 4 tháng tăng 184,7%. Ở một góc độ khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tình hình doanh nghiệp cũng tích cực, với số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng lần đầu tiên vượt mốc 15.000 doanh nghiệp. Tính chung 4 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3%, doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng 60,6%; tổng số vốn đăng ký bổ sung tăng 39,4% so cùng kỳ. “Đây chính là động lực tăng trưởng quan trọng, phản ánh xu thế phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá. Nhưng rủi ro cũng vẫn còn Kinh tế tiếp tục đà phục hồi khả quan, song báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, các yếu tố rủi ro, thách thức của nền kinh tế cũng vẫn còn rất lớn. Rủi ro lạm phát cao quay trở lại là một trong những yếu tố được nhắc đến đầu tiên. Chuyện thị trường chứng khoán, trái phiếu có những phiên điều chỉnh mạnh trong tháng 4/2022, một số vụ thao túng giá cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư... cũng đã được nhắc tới. “Điều này tiềm ẩn rủi ro đối với tăng trưởng, thị trường tài chínhnếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định. Một rủi ro khác, là áp lực tăng tỷ giá trong thời gian tới, do lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng cao, Fed tiếp tục có nhiều đợt tăng lãi suất; xung đột Nga - Ukraine kéo dài, giá nhập khẩu đầu vào tăng mạnh. Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu là các vấn đề tiếp theo cần tiếp tục quan tâm, theo dõi sát sao để xử lý kịp thời. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên thực tế, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn nhiều khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao, áp lực tài chính, thiếu nhân lực... vẫn còn lớn. Ngay cả thương mại, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng vẫn còn nhiều khó khăn. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế trong những tháng còn lại của năm, đòi hỏi phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. |