【lịch bóng đá hoàng anh gia lai】Kiên quyết xử lý hiện tượng thương mại hóa lễ hội để trục lợi

时间:2025-01-10 15:26:03来源:Empire777 作者:Cúp C1

lh

Kiên quyết xử lý hiện tượng thương mại hóa lễ hội để trục lợi. Ảnh: TL

Lợi dụng lễ hội để trục lợi đã giảm

Ngày 2/2,ênquyếtxửlýhiệntượngthươngmạihóalễhộiđểtrụclợlịch bóng đá hoàng anh gia lai tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, năm 2017 công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Phần lớn các lễ hội đều được diễn ra trong không khí linh thiêng trang trọng, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh đồng thời thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Các biểu hiện thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi đã giảm như: Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình không tổ chức lễ phát ấn như mùa lễ hội trước; tỉnh Sơn La, Lào Cai không cấp phép và không có lễ hội chọi trâu tổ chức trên địa bàn tỉnh...

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý, xa khu vực di tích. Trước mùa lễ hội, các địa phương đều tổ chức quán triệt, yêu cầu các điểm kinh doanh ăn uống phải ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, không tăng giá, ép giá du khách, không bày bán thịt động vật hoang dã. Không để các hiện tượng mê tín dị đoan, xem bói, xóc thẻ, đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch…

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động lễ hội đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia. Nguồn kinh phí thu được qua các nguồn thu công đức, lệ phí, hoạt động dịch vụ đã được sử dụng để tái tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội và phúc lợi công cộng.

Công tác thanh tra kiểm tra đã được thực hiện thường xuyên. Đầu năm 2017, Bộ VHTT&DL đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra lễ hội do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn. Ngoài ra, các đơn vị chức năng của Bộ đã thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở một số địa phương như: Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam); lễ hội Đả cầu cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); Hội phết Hiền Quan, Tam Nông (Phú Thọ); thanh tra Bộ thành lập 21 đoàn kiểm tra tại các tỉnh, thành phố với trên 60 điểm di tích có tổ chức lễ hội.

Tránh đùn đẩy trách nhiệm

Tại Hội nghị, các địa phương cũng đã nêu lên những bất cập còn tồn tại và các giải pháp để tổ chức lễ hội sao cho đảm bảo an toàn, văn minh. Chẳng hạn như, lễ hội Đền Trần, tỉnh Nam Định vẫn còn tình trạng ném tiền vào kiệu ấn, cướp lộc trên ban thờ trong đêm khai ấn.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho rằng, cần kiên quyết trong việc chấn chỉnh hiện tượng này. “Ban tổ chức lễ hội có tuyên truyền để hạn chế được việc ném tiền vào kiệu và cướp lộc trên ban thờ không? Đây là hai hành vi vô cùng phản cảm tại Lễ hội Đền Trần. Bộ VHTT&DL đề nghị địa phương có giải pháp xử lý kiên quyết. Chúng ta có đầy đủ tư liệu hình ảnh cướp lộc, ném tiền nhưng đã xử lý vi phạm được chưa? Ở đây, địa phương chưa kiên quyết trong thực hiện”.

Ngoài ra, lễ hội cướp Phết là một trong những lễ hội dư luận cho rằng bị biến tướng phản cảm. Như Lễ hội cướp Phết Hiền Quan (Phú Thọ), cướp Phết (Bản Giản, Vĩnh Phúc), hay cướp hoa tre ở Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). "Cần hạn chế để xảy ra tình trạng “cướp”. “Cướp” trong các lễ hội của ông cha ta thời xưa là “cướp” có văn hóa, nói là “cướp” nhưng người trẻ nhường người già, đàn ông nhường phụ nữ... Ngày nay, “cướp” là đè nhau, chen lấn, xô đẩy, giành giật phản cảm", bà Thủy nói.

Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng xem xét nguyên nhân nhiều doanh nghiệp, đơn vị đua nhau xin cấp phép tổ chức chọi trâu, không cho chọi trâu thì chuyển sang chọi dê, đua ngựa. Trên thực tế, những đơn vị, doanh nghiệp đứng ra tổ chức các hoạt động này thường đặt lợi nhuận lên trên hết. Thêm vào đó, việc nghiên cứu cũng là căn cứ để giải thích cho nhân dân các địa phương hiểu, đồng thuận với việc không nên tổ chức các loại hình lễ hội có yếu tố kích động bạo lực.

Để hạn chế những hiện tượng trên, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề nghị, trong mùa Lễ hội 2018, cần quan tâm giải quyết tốt một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, quan trọng nhất là tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân tham gia lễ hội, khơi dậy giá trị nhân văn, hướng thiện, không chạy theo lợi ích vật chất ở lễ hội. Bên cạnh đó phải có cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tránh tư tưởng đùn đẩy. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo từ các cơ quan chức năng, các cấp quản lý, để kịp thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại, bức xúc./.

Hồng Quyên

相关内容
推荐内容