当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bongda 66】AWS ấn tượng với tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam

Bà Mai Lan Tomsen Bukovec chia sẻ,ấntượngvớitốcđộchuyểnđổisốtạiViệbongda 66 “Là một người từng làm việc tại các quốc gia châu Á khác nhau, hành trình hợp tác và làm việc với những khách hàng ở Đông Nam Á đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi. Cách quá trình chuyển đổi số ở đây diễn ra với tốc độ nhanh chóng đáng kinh ngạc khiến tôi vô cùng hào hứng. Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời”. 

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sở hữu dân số lớn thứ 15 trên thế giới (98 triệu người) và hiện được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ tư của Đông Nam Á với GDP đạt 362,64 tỷ USD. Việt Nam cũng được xếp hạng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và có lịch sử phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 8 lần trong ba thập kỷ qua từ năm 1985 đến năm 2018.

Điều khiến bà Mai Lan Tomsen Bukovec ấn tượng hơn cả là Việt Nam đã ứng dụng đám mây như một phần trong quá trình chuyển đổi số và mới đây đã công bố rằng 97,3% dịch vụ công hiện đã có thể sử dụng online. Nền kinh tế số là trọng tâm của Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam đến năm 2025. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC), nhấn mạnh điện toán đám mây là “nền tảng viễn thông thế hệ mới trong 5-10 năm tới”.

Vào tháng 6/2022 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã thông báo hợp tác với AWS trong xây dựng các giải pháp điện toán đám mây toàn diện cho khách hàng thuộc khối chính phủ và khối doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Gần đây nhất, Vinfast cũng đã ký cam kết The Climate Pledge, một cam kết hướng đến đạt net-zero trong mức phát thải carbon vào năm 2040, do Amazon và Global Optimism đồng sáng lập. AWS đã và đang hợp tác với VinFast trong các lĩnh vực kinh doanh để chuyển đổi số và thiết lập các sáng kiến ​​chiến lược.

Bà Mai-Lan Tomsen Bukovec, Phó chủ tịch AWS mảng lưu trữ, Phát trực tuyến, Tin nhắn và Giám sát/Quan sát. Ảnh: AWS

Quá trình sáng tạo số đặc biệt nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam cũng khiến bà Mai Lan Tomsen Bukovec không khỏi ngạc nhiên. Trong đó, những tiến bộ công nghệ đã và đang thay đổi toàn cảnh dịch vụ tài chính ở Việt Nam bao gồm các hình thức thanh toán trực tuyến mới, chẳng hạn như ví điện tử, đã có sự tăng trưởng phi thường trong khu vực và các sản phẩm ngân hàng số mới khác kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu và công nghệ đám mây để cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa thông qua điện thoại thông minh. Ngoài fintech, chính phủ đang sử dụng công nghệ đám mây để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. 

Với tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,6%, Việt Nam đang tích cực làm việc với nhiều tỉnh thành để thực hiện dự án chuyển đổi thành phố thông minh, trong đó đi đầu là TP.HCM. Dữ liệu là cốt lõi giúp tạo nên các thành phố thông minh siêu kết nối thành công.

Bà Mai Lan Tomsen Bukovec bày tỏ, “Những phát triển thì luôn đầy cảm hứng, và như mọi khi, khách hàng của AWS là những người đi đầu trong những sự thay đổi”. Techcombank là một ví dụ bà Mai Lan Tomsen Bukovec đưa ra khi đây là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng điện toán đám mây giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam.

“Với mối quan hệ đối tác cùng với AWS, Techcombank đang trong quá trình chuyển phần lớn các ứng dụng của mình từ hạ tầng tại chỗ sang nền tảng AWS và sử dụng các chương trình đào tạo như AWS Skills Guild và AWS Training and Certification nhằm nâng cao kỹ năng đám mây cho nhân viên”, bà Mai Lan Tomsen Bukovec cho biết thêm.

Để giúp đỡ những khách hàng, AWS đã xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như các edge location (cụm dữ liệu biên) mới ở Hà Nội và TP.HCM, cung cấp các dịch vụ mạng biên như Amazon CloudFront tích hợp với dịch vụ bảo mật AWS Shield để ứng phó với các trường hợp Tấn công Từ chối Dịch vụ Phân tán (DDoS), Tường lửa Ứng dụng Web (Web Application Firewall) và Công nghệ Không gian (Space Technology), và dịch vụ bảo vệ bot. 

Từ 12/5/2022 AWS triển khai chương trình đào tạo kỹ năng điện toán đám mây miễn phí tại Việt Nam. Chương trình đào tạo 12 tuần này hướng đến những người Việt Nam muốn phát triển kỹ năng điện toán đám mây và bắt đầu sự nghiệp trong ngành công nghệ, cũng như giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lực lượng lao động địa phương. 

“Các khách hàng thông minh và sáng tạo của AWS tại Việt Nam đã và đang sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng cũng như chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ”, bà Mai Lan Tomsen Bukovec nhấn mạnh.

G.Minh

分享到: