【nữ real madrid】Tiềm lực tài chính ngày càng lớn mạnh

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:31:35 评论数:

tiem luc tai chinh ngay cang lon manh

Ngành Tài chính nỗ lực cải cách TTHC,ềmlựctàichínhngàycànglớnmạnữ real madrid tạo thuận lợi cho người dân và DN. Ảnh: Hồng Vân.

Cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn

Cập nhật mới nhất về tình hình thực hiện dự toán NSNN tháng 7-2015, tổng thu cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 92,77 nghìn tỷ đồng; luỹ kế 7 tháng năm 2015 đạt 544,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, thu nội địa có mức tăng trưởng khá, ước đạt 73 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 26,5 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 57% so với tháng trước. Các khoản thu từ dầu thô, từ hoạt động XNK... cũng đảm bảo dự toán.

Kết quả này nếu không tính đến các yếu tố khách quan thì cũng không có đột biến so với các năm trước đó. Có thể nói, nhiệm vụ tài chính- NSNN 6 tháng đầu năm 2015 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước mặc tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Giá dầu trong vòng 5 tháng đầu năm đã giảm thấp dưới mức dự toán khiến cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn; ”sức khỏe” của DN chưa được cải thiện nhiều; tình trạng nợ thuế chưa chuyển biến rõ nét.... Tuy nhiên, cùng với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành nhiệm vụ tài chính- ngân sách và đã có chuyển biến đúng hướng, đạt kết quả khả quan.

Trong mỗi giai đoạn phát triển đất nước, ngành Tài chính đã có những đóng góp quan trọng nhằm góp phần đổi mới nền kinh tế, đưa đất nước vươn lên phát triển bền vững. Trong suốt chặng đường phát triển 70 năm của ngành Tài chính, không thể không nhắc đến thành tựu của 30 năm đổi mới. Những thành tựu về tài chính- ngân sách của giai đoạn này đã làm cho thế và lực của đất nước được củng cố và tăng cường.

Tiềm lực tài chính Nhà nước ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Trong đó, thu ngân sách hàng năm đều vượt so với kế hoạch và năm sau cao hơn năm trước. NSNN đảm bảo chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Dự phòng, dự trữ nhà nước được tăng cường, phục vụ có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh, xử lý các nhiệm vụ đột xuất cấp bách phát sinh. An ninh tài chính được giữ vững với mức bội chi trong phạm vi kiểm soát; dư nợ chính phủ ở ngưỡng cho phép đã góp phần làm ổn định cân đối vĩ mô nền kinh tế...

Đáng chú ý trong quá trình đổi mới, quy mô thu ngân sách đã tăng dần theo các năm, tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP năm 1991 chỉ ở mức 13,5 thì đến năm 2010 là trên 27%. Cùng với sự mở rộng về quy mô, cơ cấu thu ngân sách cũng được cải thiện theo hướng tích cực, cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững hơn. Thu NSNN từ các sắc thuế gắn trực tiếp với sản xuất, kinh doanh trong nước như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế Tài nguyên, thuế Bảo vệ môi trường... trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng.

Một nguyên tắc trong công tác thu ngân sách được ngành Tài chính quán triệt thực hiện đó là phấn đấu quyết liệt đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiệm vụ dự toán thu NSNN. Nhìn gần hơn, so với giai đoạn 2006-2010 tổng thu ngân sách 5 năm 2011-2015 đã tăng gấp 1,9 lần, số thu thuế và phí tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 23,3% GDP (mục tiêu là 23-24% GDP).

Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực, thu nội địa trong tổng thu NSNN đã tăng từ 58% giai đoạn 2006-2010 lên khoảng 67% giai đoạn 2011-2015 và năm 2015, tỷ trọng này ước đạt 70%, đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược tài chính đến năm 2020. Điều này cho thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất- kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng, tạo sự chủ động và tăng tính ổn định của NSNN. Quy mô thu NSNN tăng gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010, theo đánh giá của Bộ Tài chính là tích cực trong bối cảnh hoạt động kinh tế khó khăn, đồng thời thực hiện những điều chỉnh chính sách thu đã làm giảm nguồn thu NSNN trong ngắn hạn.

Đảm bảo cân đối ngân sách là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Không chủ quan với những kết quả đạt được, trong cuộc họp giao ban mới đây của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã lưu ý, mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến việc thực hiện NSNN. Do vậy, cần tiếp tục theo dõi diễn biến và thực hiện điều hành dự toán thu, chi NSNN theo đúng mục tiêu và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra; đảm bảo cân đối thu chi ngân sách và coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Song song với đó, Bộ trưởng lưu ý toàn ngành Tài chính cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu tăng thu ngân sách, phải thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thoát và nợ đọng; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, cần hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán; phấn đấu thu NSNN cả năm đạt và vượt dự toán giao.

Trong thời gian tới, ngành Tài chính phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân 20-21% GDP. Trong đó huy động từ thuế, phí khoảng 19-20% GDP; tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020 đạt khoảng 80% tổng thu NSNN. Với mục tiêu đó, nhiệm vụ thu NSNN đối với ngành Tài chính là vô cùng nặng nề. Việc giảm tỷ lệ huy động từ mức 24,9% GDP năm 2011 xuống còn khoảng 19,7% GDP năm 2014, đã tạo thuận lợi cho DN, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên không thể phủ nhận, điều này đã ảnh hưởng đến số thu cân đối ngân sách.

Trong những năm gần đây, ngành Tài chính đã đạt được thắng lợi kép khi vừa hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trong điều kiện khó; đồng thời vừa bố trí nguồn để thực hiện miễn, giãn, giảm thuế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho DN. Chỉ tính riêng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế vừa được Bộ Tài chính trình Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đã dự tính, mỗi năm giảm khoảng 5.700 tỷ đồng, hoàn thuế GTGT khoảng 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc giảm thu chỉ xảy ra trong những năm đầu và sẽ tăng trong trung và dài hạn. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, tác động tích cực của các chính sách thuế sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển từ đó tăng nguồn thu ngân sách trong trung và dài hạn.

Như vậy, trong thời gian tới, để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính vẫn ưu tiên thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, để giải bài toán thu ngân sách trong thời gian tới, Bộ Tài chính tập trung vào giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các DN phát triển, tạo nguồn thu lâu dài cho NSNN.

Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tiếp tục theo dõi diễn biến giá dầu, nghiên cứu các phương án và kết hợp điều hành có hiệu quả về các giải pháp công cụ tài chính thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN và người tiêu dùng trong nước. Về lâu dài, theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thu ngân sách sẽ còn gặp nhiều áp lưu, nhân cơ hội này cần tái cơ cấu chi. Bởi vì, theo các chuyên gia kinh tế, việc giảm chi cũng có giá trị tương đương như tăng thu, nên nếu thực hiện triệt để giải pháp này, sẽ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực các yếu tô lên cân đối thu- chi ngân sách.

Trên thực tế, để đảm bảo giữ vững cân đối ngân sách, không thể không nhắc đến thông điệp "triệt để tiết kiệm chi tiêu". Thực chất, thông điệp này đã trở thành một giải pháp căn cơ và dài lâu của ngành Tài chính. Ngay từ thời điểm nhậm chức tháng 3-2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhắc đến việc cần thiết phải quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn.

Trong khi cơ cấu thu ngân sách sẽ giảm dần, đồng thời thực hiện hỗ trợ các chính sách thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thì không còn con đường nào khác phải tiết giảm chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu công. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cùng với việc quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội, việc triệt để tiết kiệm chi NSNN chính là thiết thực góp phần vào quá trình lành mạnh tài chính vĩ mô và phát triển bền vững đất nước.

Có thể khẳng định, những thành công trong công tác quản lý, điều hành tài chính- ngân sách giai đoạn vừa qua đã đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của đất nước trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, tạo nền tảng cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch tài chính- ngân sách trong thời gian tới.

最近更新