Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư vào TPHCM?ềudoanhnghiệpmuốnrótvốnđầutưvàtỉ số của anh | |
Mời gọi đầu tư 210 dự án, TPHCM muốn trở thành thành phố đáng sống | |
TPHCM: Bất động sản đứng đầu về thu hút vốn đầu tư | |
Vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM tăng 24,7% |
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong (bên trái) trao đổi với các nhà đầu tư |
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TPHCM năm 2019 được tổ chức tại TPHCM ngày 8/5.
Sẵn sàng rót vốn nhiều dự án
Ông Harold Chen, Phó Chủ tịch Tập đoàn Alpha King cho biết Công ty TNHH Build Your Dream (BYD) bày tỏ mong muốn hợp tác góp phần xây dựng TP.HCM trở thành cửa ngõ hiện đại của Đông Nam Á và hy vọng có được sự chấp thuận của lãnh đạo TP.HCM cho phép Alpha King và BYD nghiên cứu đầu tư xây dựng đường trên cao tuyến số 1 và số 2.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG, nhận thấy du lịch, khách sạn và vui chơi giải trí là các lĩnh vực mà TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và cần được khai thác đa dạng hơn nữa, đây cũng là các lĩnh vực Tập đoàn BRG có thế mạnh và kinh nghiệm.
Bà Nga cho hay, BRG đang có kế hoạch đầu tư và khởi công 3 khách sạn tại TPHCM là Crowne Plaza, Hilton Garden Inn và Diamond Complex trong năm nay, đồng thời tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án công viên Hello Kitty trong nhà ở quận 6. Về sân golf, BRG đang nghiên cứu một dự án ở huyện Hóc Môn. Theo đó, ngày 19/5 tới, BRG sẽ khởi công dự án công viên Hello Kitty trong nhà tại Hà Nội. TPHCM cũng đang giới thiệu cho Tập đoàn một khu đất ở quận 6 để làm công viên này.
Bên cạnh đó, Tập đoàn BRG cũng rất quan tâm đến các dự án có ý nghĩa cộng đồng của thành phố như dự án Quy hoạch Khu đô thị sáng tạo (tại quận 2, quận 9 và Thủ Đức). Bà Nga cho biết, BRG có nhiều kinh nghiệm phát triển bất động sản, đặc biệt là phát triển đại dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Do đó, bà mong muốn có cơ hội cùng các doanh nghiệp TPHCM đầu tư phát triển Khu đô thị sáng tạo của TPHCM trong thời gian tới.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng bày tỏ quan tâm nhiều dự án trong số các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị mà thành phố đang kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp hội Bất động sản TPHCM đề nghị UBND thành phố chỉ đạo bổ sung thêm các dự án mời gọi đầu tư như dự án đô thị sáng tạo phía đông TP.HCM, dự án Bình Quới - Thanh Đa, dự án Nam Kênh Đôi, dự án Rạch Xuyên Tâm, các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ...
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000 đối với quỹ đất thuộc hành lang sông, rạch. Trong đó, đề xuất bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn, để xây dựng các dự án mời gọi đầu tư trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Hiệp hội nhất trí với UNBD huyện Cần Giờ đề xuất dự án cầu vượt biển nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu (chiều rộng cửa biển 12km) bổ sung vào quy hoạch Vùng TPHCM, vừa phục vụ giao thông liên vùng, vừa phục vụ du lịch, cảnh quan, để mời gọi đầu tư.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đối với các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nhất là chỉnh trang đô thị, gian nan nhất đó là công tác giải phóng mặt bằng. Hiệp hội đồng tình khi được biết UBND thành phố đã kiến nghị Chính phủ cơ chế và giải pháp để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng còn hơn 100 ngày, để sớm giao quỹ đất cho nhà đầu tư.
Về hành lang pháp lý, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về dùng tài sản công, trong đó có quỹ đất, để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Hiệp hội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị chủ trì dự án khẩn trương rà soát, hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi của các dự án mời gọi đầu tư, nhất là các dự án chỉnh trang đô thị.
Đồng hành bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư
Theo số liệu của UBND TPHCM, luỹ kế đến nay, TPHCM đã có trên 8.000 dự án FDI đầu tư với tổng mức đầu tư đạt 45 tỷ USD và 152 dự án hợp tác công tư đã và đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư đạt 20 tỷ USD. Hiện nay thành phố là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP, đóng góp khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội, 28% thu ngân sách, 16% sản lượng công nghiệp và 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư, song TPHCM hiện đang đối mặt với nhiều thách thức của quá trình phát triển như ô nhiễm môi trường, ngập nước, kẹt xe… Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, đây không chỉ là những trở ngại mà còn là rào cản tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh của thành phố.
Theo tính toán, giai đoạn 2016-2020, để đạt được mức tăng trưởng GRDP từ 8 – 8,5%, thành phố cần huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 78 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu xây dựng cơ bản của thành phố giai đoạn 2016-2020 khoảng 40 tỷ USD.
Đây là mộ khó khăn, thách thức rất lớn đối với thành phố vì khả năng cân đối ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Đồng thời, tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố giảm từ 23% xuống còn 18%, làm nguồn thu ngân sách thành phố giai đoạn 2017-2018 hưởng theo phân cấp giảm 16.000 tỷ đồng, đã tác động trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư của thành phố.
Với vai trò đầu tàu của cả nước, sự chậm lại của thành phố sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, thành phố kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư và phát triển cùng thành phố. Theo ông Phong, nhà đầu tư khi triển khai dự án tại thành phố cũng là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thành phố. Do đó, thành phố có trách nhiệm bảo vệ các lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cảm thấy yên tâm nhất khi đầu tư vào thành phố.
“Một môi trường đầu tư tốt đối với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các chính sách ưu đãi, mà quan trọng hơn, đó là sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời của chính quyền thành phố” – người đứng đầu chính quyền TPHCM khẳng định.