【u19 torino】Đắk Lắk có nhiều tiềm năng cho triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đến cuối năm 2025 Chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Tăng đối tượng,ĐắkLắkcónhiềutiềmnăngchotriểnkhaichínhsáchhỗtrợbảohiểmnôngnghiệu19 torino phạm vi, rủi ro, nhưng giữ nguyên mức hỗ trợ Kỳ vọng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp sẽ được triển khai hiệu quả tại Gia Lai |
Trong chương trình công tác tại một số tỉnh Tây Nguyên, ngày 18/8, Đoàn công tác của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về tình hình triển khai thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp và Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (Quyết định số 13).
Dự kiến sẽ triển khai tại 10 huyện và 55 xã tại Đắk Lắk
Theo thông tin tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Thành – Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhằm thực hiện Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và Quyết định số 13, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn số 5947/UBND-KT về việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp.
Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn công tác tại Đắk Lắk. Ảnh: Duy Thái. |
Trên cơ sở quy định của trung ương và văn bản chỉ đạo của tỉnh, cơ bản các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn đã triển khai văn bản cho các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban liên quan và các đơn vị đã chủ động nghiên cứu, thực hiện các nội dung theo thẩm quyền, triển khai đến các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp về chính sách bảo hiểm và hướng dẫn lập hồ sơ hỗ trợ phí bảo hiểm sau khi được UBND tỉnh ban hành quyết định về địa bàn được hỗ trợ.
Cụ thể, về đối tượng, căn cứ theo Quyết định số 13, Đắk Lắk dự kiến sẽ triển khai đối với cây trồng (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều) và vật nuôi (trâu, bò, lợn). Về mức hỗ trợ phí và rủi ro được bảo hiểm sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ.
Các sản phẩm bảo hiểm cần được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; lấy nông dân làm trung tâm với các quy định đảm bảo rõ ràng, minh bạch về quyền lợi, trách nhiệm, điều kiện bảo hiểm; mức phí bảo hiểm không chỉ phù hợp với điều kiện, mức trách nhiệm bảo hiểm mà còn đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của người nông dân và đảm bảo khả năng cân đối ngân sách nhà nước. |
Đối với việc lựa chọn địa bàn, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các xã trên địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Dự kiến địa bàn được hỗ trợ sẽ gồm 10 huyện và 55 xã tham dự.
“Đây là một kỳ vọng lớn của tỉnh, tuy nhiên, dự kiến sẽ chọn các địa bàn để triển khai thí điểm, từ đó hoàn thiện dần để nhân rộng” – ông Nguyễn Tấn Thành nhấn mạnh.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động, các phòng, ban, ngành đoàn thể của các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã bước đầu chủ động thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, lồng ghép vào các hoạt động tuyên truyền khác của đơn vị. Mặt trận tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố và các hội đoàn thể phối hợp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Tại buổi làm việc, đại diện phía tỉnh Đắk Lắk cũng đã đề xuất Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về nội dung kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm; đồng thời có cơ chế để địa phương thực hiện thí điểm từ 1 đến 2 mô hình bảo hiểm nông hiểm làm cơ sở nhân rộng để người dân thấy rõ lợi ích khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Kỳ vọng hiệu quả của chính sách hỗ trợ bảo hiểm
Tại buổi làm việc, đại diện đoàn công tác đã thông tin cụ thể về cơ sở pháp lý triển khai, cũng như những kết quả đạt được và một số vướng mắc trong việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian qua.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Nguyễn Quang Huyền phát biểu tại buổi làm việc, nhấn mạnh về vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương đối với quá trình triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. |
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP, Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg (Quyết định số 22), Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương đã tích cực trong việc đôn đốc triển khai thực hiện; chủ động giám sát tình hình, thường xuyên tổ chức các đoàn công tác liên ngành làm việc thực tế tại nhiều địa phương thuộc địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp để nắm bắt thực tế, kịp thời giải đáp các vướng mắc về chính sách theo thẩm quyền.
Vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Cùng với đó, khâu tuyên truyền, hướng dẫn chính sách cần tiếp tục được đẩy mạnh và cần sự vào cuộc của cả các cấp chính quyền, cả các đại diện đoàn thể chính trị, xã hội để người nông dân hiểu rõ và tích cực tham gia. |
Theo ông Nguyễn Quang Huyền, thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động vào cuộc, nhưng do đây là chính sách mới, phức tạp lại đặt trong bối cảnh điều kiện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chưa cao, đặc biệt là tác động từ dịch Covid-19,... nên việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu.
Về mặt sản phẩm, đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng thông tin, hiện các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương để lấy dữ liệu thực tế, gấp rút hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp phù hợp. Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đang xây dựng sẽ kế thừa các sản phẩm đã triển khai thực tế, theo Quyết định 22; đồng thời sẽ bổ sung những điểm mới theo quy định tại Quyết định 13.
“Các sản phẩm bảo hiểm cần được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; lấy nông dân làm trung tâm với các quy định đảm bảo rõ ràng, minh bạch về quyền lợi, trách nhiệm, điều kiện bảo hiểm; mức phí bảo hiểm không chỉ phù hợp với điều kiện, mức trách nhiệm bảo hiểm mà còn đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của người nông dân và đảm bảo khả năng cân đối ngân sách nhà nước” – ông Nguyễn Quang Huyền cho hay.
Đại diện đoàn công tác cũng mong muốn, UBND tỉnh Đắk Lắk và các địa phương, đoàn thể trên địa bàn đặt quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất. “Vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Cùng với đó, khâu tuyên truyền, hướng dẫn chính sách cần tiếp tục được đẩy mạnh và cần sự vào cuộc của cả các cấp chính quyền, cả các đại diện đoàn thể chính trị, xã hội để người nông dân hiểu rõ và tích cực tham gia” – ông Nguyễn Quang Huyền nhấn mạnh./.