Kẹt hàng tại cảng vì kiểm dịch,ệpthủysảntăngtốctừđầunăthứ hạng của j-league 1 doanh nghiệp thủy sản "kêu cứu" | |
Doanh nghiệp thủy sản lên kế hoạch quảng bá tại Hoa Kỳ | |
Năm 2019: Xuất khẩu tôm hướng đến 4 tỷ USD | |
Doanh nghiệp thủy sản lãi lớn nhờ xuất khẩu | |
Báo cáo tài chính quý 4: Doanh nghiệp thủy sản có doanh thu tốt |
Dự báo sản lượng tôm sẽ tiếp tục tăng do thời tiết thuận lợi cũng như áp dụng công nghệ cao trong vùng nuôi. Ảnh: ST. |
Gam màu sáng chủ đạo
Với lợi thế về thuế chống bán phá giá đối với cá tra XK, năm 2019, Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) lên kế hoạch nâng sản lượng cá tra nguyên liệu lên 120 nghìn tấn; khối lượng XK đạt 60.000 tấn. Tính đến thời điểm 31/12/2018, HVG đang duy trì 24 công ty sản xuất cá giống, tôm giống, sản xuất thức ăn, nuôi trường thủy sản, nuôi và chế biến cá tra, chế biến bột cá biển và sản xuất mỡ, bột cá phục vụ cho XK. Năm 2018, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 8.043 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 71,48 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 18,58 tỷ đồng.
Trong tổng số 50 thị trường XK của công ty trong năm qua, Mỹ là thị trường XK lớn nhất, chiếm 32% tổng kim ngạch XK. Ngày 10/9/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017 đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg đối với Công ty Cổ phần Hùng Vương với mức thuế này sẽ là cơ hội cho HVG có thêm cơ hội đẩy mạnh XK cá tra sang thị trường Mỹ.
Năm 2019, HVG lên kế hoạch nâng sản lượng cá nguyên liệu lên 120 nghìn tấn; khối lượng XK đạt 60 nghìn tấn; doanh số đạt 4.400 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng.
Công ty CP Nam Việt (ANV), một trong những DN XK cá tra lớn, đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng trong năm 2019 và đến năm 2020 đạt mốc 1.000 tỷ đồng. Hiện ANV đã chi 4.000 tỷ đồng đầu tư vùng nuôi công nghệ cao 600 ha để chủ động hoàn toàn vùng nguyên liệu, nhằm nâng công suất chế biến cá tra XK từ 600 tấn nguyên liệu/ngày lên 1.100 tấn nguyên liệu/ngày.
Cơ cấu thị trường của ANV cũng khá đa dạng, trong đó thị trường Trung Quốc được đánh giá khá tiềm năng khi biên lãi gộp kỳ vọng từ 30-35% trong năm 2019. Song song với việc thúc đẩy thị trường Trung Quốc, ANV vẫn chăm lo cho các thị trường truyền thống như Mỹ La-tinh, châu Á và thậm chí sẽ trở lại Mỹ vào năm 2020. Theo ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt, sau thời gian khủng hoảng về giá, giá cá tra XK đã trở lại mạnh mẽ trong năm 2018. Có thời điểm giá XK cá tra phi lê sang thị trường Mỹ lên tới 5,6 USD - 7 USD/kg. Với chiều hướng này, nhiều khả năng trong năm 2019 cá tra tiếp tục duy trì mức giá cao, có lợi cho người nuôi và doanh nghiệp XK.
Đầu năm 2019, Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) thực hiện những đơn hàng đầu tiên XK đi Hàn Quốc với 1 container 20 tấn cá điêu hồng, 1.000 thùng nước mắm và 100 thùng hành phi. Song song đó, APT còn xuất 8 tấn tôm càng xanh, 10 tấn cá điêu hồng đi Hà Lan. Hiện nay, ngoài những khách hàng truyền thống, ATP có thêm 5 khách hàng mới mang lại hy vọng tăng trưởng 120% cho đơn vị. Bên cạnh đó, thị trường Australia cũng đang trong quá trình kiểm tra 2 mặt hàng mới và tương lai sẽ là thị trường tiềm năng của công ty.
Năm 2019, Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) dự báo khối lượng XK của VHC có thể tăng 19,7% trong khi giá bán trung bình giảm 9,2% và biên lãi gộp giảm từ 23,3% xuống 19,4%. Từ đó, VDS kỳ vọng năm 2019, doanh thu của VHC sẽ tăng 12%, tương ứng đạt 10,627 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế khoảng hơn 1.300 tỷ đồng. Giá trị XK cá tra đạt 381 triệu USD, trong đó tỷ trọng các thị trường chính là Mỹ 60%, EU 9% và Trung Quốc 11%. Để thực hiện kế hoạch này, năm nay, VHC tập trung giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu. Theo đó, VHC sẽ mở rộng vùng nuôi thêm 220 ha, tức nguyên liệu tự sản xuất sẽ tăng 40% so cùng kỳ. Từ đó, công suất chế biến được dự báo sẽ tăng từ mức hiện tại là 850 tấn nguyên liệu/ngày lên 1,130 tấn nguyên liệu/ngày vào cuối năm 2021.
Doanh nghiệp tôm tự tin
Đối với ngành tôm, mặc dù kim ngạch XK năm 2018 đạt thấp, không như kỳ vọng của các DN, tuy nhiên, năm 2019 các DN chế biến XK tôm cũng tự tin đặt ra kế hoạch phát triển rất tích cực. Một số DN lớn đều dự báo tình hình không khác nhiều so với năm 2018, nhất là sản lượng tôm sẽ tiếp tục tăng do thời tiết thuận lợi cũng như áp dụng công nghệ cao trong vùng nuôi. Dự báo lạc quan, nguồn cung tôm thế giới tiếp tục tăng trưởng dương, chủ yếu từ Ấn Độ, Việt Nam và Ecuador. Trong bối cảnh như vậy, giá tôm lại xuống thấp sẽ giúp lợi nhuận biên của các DN tốt hơn.
Cùng với đó, năm 2019, ngành tôm cũng hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, cuộc chiến thương mại cũng sẽ giúp dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam... Theo kế hoạch của Công ty CP Thủy sản Minh Phú (MPC) năm nay XK vào Mỹ thuận lợi hơn, trong đó yếu tố quan trọng là công ty vĩnh viễn không thuộc diện bị áp thuế chống bán phá giá. Thêm vào đó, bắt đầu từ năm 2018, Mỹ kiện chương trình truy suất nguồn gốc từ nguyên liệu đầu vào rất khắt khe khiến nhiều DN nhỏ lẻ không đáp ứng được, trong khi MPC đã đầu tư làm các phần mềm để đáp ứng được yêu cầu này. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, các thị trường XK lớn và nhiều tiềm năng như: Mỹ, Nhật, châu Âu... kiểm soát rất gắt gao về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tôm. Để kiểm soát được kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đáp ứng yêu cầu XK, Minh Phú đã và đang đầu tư các phòng lab kiểm tra kháng sinh tại các vùng nuôi với chi phí đầu tư bình quân là 10 tỷ/phòng lab và chi phí kiểm tra kháng sinh cho 1 kg tôm nguyên liệu khoảng 6.000 đồng (tương đương khoảng 9.000 đồng cho 1 kg thành phẩm).
Với sự tự tin đưa hàng vào thị trường Mỹ, năm 2019 MPC đề ra chỉ tiêu với tổng sản lượng XK 77.400 tấn (tăng trưởng 14.67%), kim ngạch 850 triệu USD, lợi nhuận trước thuế mang về 2.000 tỷ đồng. Còn đối với vùng nuôi, sau khi thử nghiệm công nghệ nuôi 2-3-4, vào mùa khô MPC bắt đầu đẩy mạnh vùng nuôi lên 554 ao với sản lượng ước đạt 11.080 tấn, ước lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch tổng lợi nhuận trước thuế của MPC năm 2019 là 2.300 tỷ đồng.
Công ty CP Thủy sản Sao Ta (FIMEX VN, mã chứng khoán FMC) cũng là đơn vị sáng giá của ngành tôm khi năm 2018, sản lượng vượt 10% kế hoạch, doanh số tiêu thụ vượt 5%. Riêng lợi nhuận trước thuế đạt trên 200 tỷ đồng, vượt gần 43% kế hoạch, ghi nhận mức lãi lớn nhất từ trước đến nay của FMC. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị FIMEX VN, năm 2019 tình hình chắc không khác nhiều năm cũ, bởi theo dự báo sản lượng tôm sẽ tiếp tục tăng do thời tiết thuận lợi. Trên nền tảng đó, FIMEX VN sẽ xây dựng phương án kinh doanh cho phù hợp và tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Và trong cái nhìn, bước đi dài hạn, FIMEX VN cũng đã đề ra chiến lược phát triển cho mình tới năm 2025…