【xem.bong.da.truc.tuyen】Thực thi khung pháp lý thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán
Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển,ựcthikhungpháplýthúcđẩypháttriểnthịtrườngchứngkhoáxem.bong.da.truc.tuyen nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước | |
Hợp tác quốc tế thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ | |
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế |
Hội nghị phổ biến Luật Chứng khoán 54/2019/Qh14. Ảnh: SSC |
Khắc phục những rào cản
2 năm sau ngày thành lập Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), ngày 11/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng khung khổ pháp lý cho TTCK. Trên cơ sở đó, các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc khai trương và đi vào vận hành TTCK ở Việt Nam từ tháng 7/2000 với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM..
Đến nay, Chính phủ đã ban hành 5 nghị định và Bộ Tài chính đã ban hành 15 thông tư quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán năm 2019. Luật Chứng khoán và các văn bản quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện nêu trên đã tạo khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ tốt của quốc tế, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế, bảo đảm nền tảng pháp lý cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của TTCK. |
UBCKNN cho biết, sau một thời gian thị trường đi vào hoạt động, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế do được xây dựng khi chưa có thực tiễn hoạt động của thị trường. Những bất cập trong khung khổ pháp lý là một trong những rào cản khiến TTCK non trẻ của Việt Nam không có nhiều chuyển biến mang tính bứt phá, khó phát triển được. Trên cơ sở kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn quản lý, ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ về các hoạt động trên thị trường như phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, xử lý vi phạm...
Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về chứng khoán, đồng thời để tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được dòng vốn, tạo đà phát triển cho thị trường, khắc phục mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật có liên quan, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật Chứng khoán, bảo đảm tính hiệu lực pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong điều chỉnh hoạt động về chứng khoán và TTCK. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế và trên cơ sở thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam, Bộ Tài chính đã tham mưu chỉ đạo UBCKNN xây dựng Luật Chứng khoán trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành.
Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành 1/7/2007. Đây là dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và TTCK kể từ khi TTCK đi vào hoạt động. Sau 4 năm thực hiện, để góp phần tiếp tục đưa TTCK Việt Nam hội nhập sâu rộng với TTCK các nước trong khu vực và trên thế giới, Luật Chứng khoán năm 2006 được sửa đổi, bổ sung. Ngày 24/11/2010, Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua.
Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010) và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện Luật đã tạo khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất điều chỉnh hoạt động chứng khoán và TTCK. Trên cơ sở đó, TTCK đã phát triển nhanh và tương đối ổn định, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Hoàn thiện thể chế
Bước sang giai đoạn 2016-2020, trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước xác định cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của TTCK, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để thúc đẩy phát triển TTCK nhanh, bền vững.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán. Với mục đích nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý, bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của TTCK, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với TTCK, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, tại Nghị quyết số 57/2018/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Quốc hội đã quyết định đưa dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019 thay thế Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Luật Chứng khoán năm 2019 gồm 10 chương, 135 điều đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó có việc phát triển TTCK; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực thi Luật Chứng khoán hiện hành, đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Luật cũng đã bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Phạm vi điều chỉnh trong Luật Chứng khoán năm 2019 được mở rộng theo hướng bao quát toàn diện các hoạt động về chứng khoán và TTCK:
Theo UBCKNN, việc thi hành pháp luật về chứng khoán và TTCK hiện hành góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, chất lượng các doanh nghiệp trên TTCK, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng tính công khai, minh bạch, bảo đảm TTCK hoạt động bền vững, an toàn, chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, cũng tạo cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.
相关文章
Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
Đảm bảo đủ than cho sản xuất điệnTheo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, cả nước sẽ có hơn2025-01-25Công bố điểm số ở giải Quả bóng vàng 2024: Rodri thắng sát nút Vinicius
Công bố điểm số ở giải Quả bóng vàng 2024: Rodri thắng sát nút ViniciusH. LongThứ bảy, 09/11/2024 -2025-01-25Cặp đôi từng yêu nhau giành HCV đôi nam nữ tennis Olympic Paris
Cặp đôi từng yêu nhau giành HCV đôi nam nữ tennis Olympic ParisTrọng VũThứ hai, 05/08/2024 - 05:57 (2025-01-25Hội nghị JMCC chia sẻ kinh nghiệm vận hành hệ thống truyền tải điện các nước
Hội nghị JMCC chia sẻ kinh nghiệm vận hành hệ thống truyền tải điện các nướcTrường ThịnhThứ tư, 30/12025-01-25Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khănÔng Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Cô2025-01-25Ngôi sao Man Utd có hành động gây phẫn nộ sau thất bại
Ngôi sao Man Utd có hành động gây phẫn nộ sau thất bạiH. LongChủ nhật, 08/12/2024 - 14:01 (Dân trí)2025-01-25
最新评论