【trận đấu vô địch ba lan】Sản xuất công nghiệp phát triển

Thời gian vừa qua,ảnxuấtcngnghiệpphttriểtrận đấu vô địch ba lan lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã có sự gia tăng và phát triển vượt bậc, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh.

Các doanh nghiệp may mặc đang tập trung sản xuất gia công hàng hóa theo đơn đặt hàng.         

Theo Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 745 tỉ đồng, đạt 51,03% kế hoạch năm, tăng 12,71% so với cùng kỳ năm trước. Theo giá so sánh 2010, ước thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) 6 tháng đầu năm 2022 được 492 tỉ đồng, đạt 50,20% kế hoạch năm, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Lê Quốc Triều, Phó phòng Kinh tế, thành phố Vị Thanh, cho biết: Tuy trong điều kiện kinh tế khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhưng tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố vẫn tăng trưởng. So với cùng kỳ năm trước tăng 12,71% (theo giá thực tế). Trong đó, một số ngành công nghiệp của thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng khá như may mặc, giày da, vật liệu xây dựng, thực phẩm.

Cho đến nay, thành phố có 653 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, 24 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, 32 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế hỗn hợp, 4 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 591 cơ sở thuộc khu vực kinh tế cá thể. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tích cực tìm kiếm thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm và tiếp tục đóng góp cho ngân sách địa phương.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bắt đầu khởi sắc trở lại. Ông Vũ Hoài Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Tâm, phấn khởi cho hay: “Trước tiên, bản thân tôi rất vui mừng khi thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương đến cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đặc biệt là Ban Quản lý Cụm CN-TTCN thành phố luôn thăm hỏi tình hình sản xuất, hoạt động để kịp thời chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đã tạo thuận lợi cho công ty trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, so với cùng kỳ năm rồi, doanh thu tăng trưởng 150%. Hiện nay, các sản phẩm của công ty cũng được đa dạng về mẫu mã để đáp ứng yêu cầu khách hàng, nhất là chất lượng đảm bảo, giá cả bình ổn”.

Khi các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô không chỉ góp phần cho thu ngân sách nhà nước, mà còn tạo việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương. Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Cụm CN-TTCN thành phố Vị Thanh, cho biết: Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm đã thu hút trên 6.021 lao động làm việc, trong đó phần lớn là lao động tại địa phương. Hiện tại, có 3 doanh nghiệp đang xây dựng có tiến độ từ 50-70%, khi nào doanh nghiệp này đi vào hoạt động sẽ thu hút thêm 300 lao động nữa. 

Tính đến cuối tháng 6, Cụm CN-TTCN thành phố Vị Thanh có 26 doanh nghiệp đăng ký lập dự án đầu tư, với số vốn trên 1.817 tỉ đồng, với tổng diện tích trên 42,96ha, chiếm gần 100% diện tích cho thuê đất, giao đất. Ban Quản lý Cụm CN-TTCN đã tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào cụm công nghiệp các ngành nghề chủ yếu như may mặc, giày da, sản xuất đồ nhựa, sản xuất gạch không nung, bê tông ly tâm, chế biến thức ăn gia súc, chế biến hàng nông sản thực phẩm, cơ khí hàn điện, phân bón hữu cơ vi sinh, chế biến thủy hải sản, để phục vụ hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu cho ngành xây dựng và tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân.

Để lĩnh vực công nghiệp ngày càng phát triển bền vững, Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh đã tham mưu UBND thành phố xây dựng chương trình phát triển công nghiệp thành phố Vị Thanh giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Triển khai công tác xây dựng đề án khuyến công năm 2023 theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-TTg ngày 21/5/2012 của Chính phủ đến các đơn vị phường, xã nắm và có kế hoạch tổ chức thực hiện. 

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Cụm CN-TTCN thành phố Vị Thanh, cho biết: Để từng bước phát triển Cụm CN-TTCN theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 về quản lý phát triển cụm công nghiệp, mong tỉnh sớm hỗ trợ vốn đầu tư mở rộng cụm công nghiệp giai đoạn 3. Hỗ trợ kêu gọi nhà đầu tư giới thiệu vị trí đất và ứng vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật để dự án sớm đi vào hoạt động, góp phần tăng thu ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ bản về hạ tầng nhà xưởng dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao Vì Dân và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng, nông nghiệp” tại Cụm công nghiệp kho tàng bến bãi xã Tân Tiến. Bên cạnh đó, cũng đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp giai đoạn 2, với công suất tiết kế 1.500m3/ngày đêm, dự kiến thực hiện vào năm 2023 để đáp ứng nhu cầu đấu nối nước thải của các doanh nghiệp.

Trong tổng số 26 doanh nghiệp, hiện nay có 21 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích trên 34,39ha, với vốn đầu tư trên 1.698 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 6.001 lao động địa phương và các vùng lân cận và 3 dự án có quyết định cho thuê đất đang triển khai dự án với diện tích 44.867m2, vốn đăng ký đầu tư 79 tỉ đồng; 1 dự án có quyết định chủ trương đầu tư, diện tích 15.056m2, vốn đầu tư 240 tỉ đồng.

 

Bài, ảnh: T.XOÀN

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
下一篇:Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga