【tỷ lệ bóng đá hà lan】Xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế tài chính vĩ mô
Phát biểu khai mạc,âydựngcơsởdữliệukinhtếtàichínhvĩmôtỷ lệ bóng đá hà lan ông Vũ Nhữ Thăng- Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) của ngành Tài chính đã có nhiều tiến bộ, góp phần cung cấp những dữ liệu ngày một đầy đủ hơn cho công tác phân tích, dự báo và hoạch định chính sách tài chính.
Tuy nhiên, so với nhu cầu ngày càng cao, CSDL của ngành Tài chính vẫn còn thiếu tính ổn định, thiếu sự kế thừa theo chuỗi thời gian. Do đó, việc đánh giá, xem xét hệ thông dữ liệu đầu vào đang thiếu gì, xem xét những bất cập trong rào cản kỹ thuật, chính sách truy cập thông tin...là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Chia sẻ về thực trạng CSDL ngành Tài chính, ông Phạm Công Minh- Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính ước lượng, khoảng 90% các nghiệp vụ trong hệ thống quản lý tài chính Việt Nam đã được ứng dụng công nghệ thông tin và mỗi ứng dụng đều tạo nên các CSDL đi kèm, đòi hỏi cần thiết kế tổng thể CSDL/kho dữ liệu hiện hành để tạo điều kiện tốt cho việc khai thác.
Ông Minh đánh giá, hiện nay, nhu cầu xây dựng CSDL phục vụ cho công tác phân tích dự báo của ngành Tài chính là rất lớn và đa dạng, gồm cả những vấn đề vĩ mô đến vi mô và tới từng nghiệp vụ tài chính, trên cả 3 mặt: phục vụ công tác nghiên cứu hoạch định và điều chỉnh chính sách; phục vụ công tác nghiên cứu phân tích dự báo và cảnh báo an ninh tài chính quốc gia.
Như vậy, với đối tượng khai thác mà CSDL cần phục vụ sẽ rất lớn, trong khi đó, phần mềm đầu ra lại đa dạng, linh hoạt và môi trường cho khai thác rất rộng. Vì thế, kế hoạch triển khai tổng thể cần chia nhiều giai đoạn với thứ tự ưu tiên rõ ràng cho từng nhóm việc.
Khi thiết kế tổng thể CSDL/kho dữ liệu hiện hành của Bộ Tài chính, tuy có đặt ra yêu cầu phải tạo điều kiện tốt cho việc khai thác nhưng trong tính toán chi tiết lại tạo rất ít khả năng cho ngươi khai thác.
Thực tế cho thấy, khi có nhiều hơn 5 người cùng lúc khai thác dữ liệu và mở rộng thêm đối tượng sử dụng ngân sách lên vài trăm người đã gây những tắc nghẽn, mạng không thể hoạt động được. Do đó, cần tạo được một hệ thống CSDL mạnh, linh hoạt đáp ứng nhu cầu tìm kiếm nhiều chiều để thực hiện các so sánh phân tích hết sức đa dạng của người sử dụng.
Việc xây dựng một CSDL chứa mọi thông tin cần thiết cho các hoạt động giám sát cần được nghiên cứu kỹ bởi để phân tích dự báo nền tài chính quốc gia đòi hỏi khối lượng thông tin rất lớn được thu thập từ nhiều ngành nhiều cấp.
Ông Minh nhấn mạnh, vì thế, vấn đề khả năng liên thông giữa các CSDL quốc gia hiện có và đang chuẩn bị xây dựng về con người, đất đai, tài sản quốc gia, doanh nghiệp, thị trường tài chính chứng khoán, tiền tệ, các dòng kinh tế xã hội...cùng với giải pháp chia sẻ thông tin, thông tin nguyên bản và thông tin đã xử lý là cần thiết và dưới mọi hình thức.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 26, 27-9-2013 với sự tham gia ý kiến của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, tập trung phân tích mối quan hệ giữa công tác xây dựng và hoạch định chính sách tài chính với nhu cầu của người sử dụng dữ liệu cuối để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động xây dựng CSDL cho toàn Ngành.
Hồng Vân