【lịch thi đấu giải ngoại hạng nga】Không đủ quyết liệt, "thẻ vàng" IUU có nguy cơ thành "thẻ đỏ"?

  发布时间:2025-01-25 09:48:28   作者:玩站小弟   我要评论
"Thẻ vàng" IUU vẫn tiếp tục đe dọa ngành thủy sảnCòn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, không thể gỡ được lịch thi đấu giải ngoại hạng nga。
"Thẻ vàng" IUU vẫn tiếp tục đe dọa ngành thủy sản
Còn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp,ôngđủquyếtliệtquotthẻvàngquotIUUcónguycơthànhquotthẻđỏlịch thi đấu giải ngoại hạng nga không thể gỡ được "thẻ vàng" IUU
Việt Nam đang rất nỗ lực chống khai thác hải sản bất hợp pháp
4746-hai-san
Hiện nay, nhiều địa phương vẫn chưa nỗ lực thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" IUU. Ảnh: Internet

Then chốt là kiểm soát đội tàu

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thời gian qua dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” IUU nhưng thực tế nhiều địa phương vẫn chưa nỗ lực thực hiện quyết liệt các giải pháp.

Ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin thủy sản (Tổng cục Thủy sản) nêu rõ, theo quy định đối với tàu cá 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Tổng cục Thủy sản thống nhất quản lý tàu cá với tàu 15m trở lên; phân tích dữ kiện tàu 24m trở lên, phân quyền cho địa phương thực hiện giám sát hành trình.

Hiện, 86% số tàu trên 15m đã được lắp thiết bị. Tuy nhiên, một số địa phương còn triển khai chậm, có những địa phương chỉ đạt dưới 50% số tàu được lắp thiết bị giám sát hành trình như Thanh Hóa, Quảng Trị...

Đáng chú ý, đến nay, hệ thống giám sát tàu cá đã được đầu tư xây dựng do Trung tâm Thông tin thủy sản vận hành. Hệ thống cơ sở dữ liệu cũng được phân quyền từ Trung ương đến địa phương.

Theo quy định, địa phương bố trí trực nhân lực vận hành 24/24h, phân tích dữ liệu tàu cá. Tuy nhiên, hiện mới có 5/28 địa phương ven biển bố trí nguồn lực trực hệ thống giám sát tàu cá, gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cà Mau, Trà Vinh.

"Điều này gây khó khăn trong quản lý tàu cá. Ví dụ, Trung tâm Thông tin thủy sản trong quá trình vận hành, phát hiện tàu cá mất kết nối trong 10 ngày, nguy cơ vượt ranh giới sẽ thông báo ngay xuống địa phương để xử lý vi phạm. Những địa phương nào có bộ phận trực sẽ xử lý ngay, còn địa phương chưa bố trí lực lượng trực sẽ chậm trễ trong việc xử lý thông tin với tàu cá vi phạm”, ông Kiên phân tích.

Trao đổi với một số cơ quan báo chí cách đây ít ngày, bà Nguyễn Thị Trang Nhung-Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản) nhấn mạnh, để gỡ được "thẻ vàng" và không bị cảnh báo “thẻ đỏ”, vấn đề then chốt là phải kiểm soát được đội tàu.

Việt Nam phải chứng minh được các địa phương đã quản lý, kiểm soát chặt chẽ đội tàu. Thứ nhất là tàu có vi phạm vùng biển nước ngoài hay không và thứ hai là sản phẩm tiêu thụ trên thị trường có hợp pháp hay không?.

Tăng cường công tác phối hợp

Xung quanh vấn đề gỡ "thẻ vàng" IUU, bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Thủy sản) nhấn mạnh vào yếu tố thực thi các quy định của pháp luật. Để nâng cao ý thức của người dân trong khai thác IUU, ngoài việc tuyên truyền, việc áp dụng các hình thức xử phạt cũng rất quan trọng.

Một số tỉnh thực thi xử phạt tốt vi phạm không lắp giám sát hành trình như: Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bình Định. Trong khi đó vẫn còn những địa phương khá rụt rè trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như: Ninh Thuận, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Để giám sát tàu cá, bà Huệ cho rằng còn cần sự tham gia của Bộ Quốc phòng vì hoạt động khai thác, xuất bến phải qua trạm biên phòng. Từ cách làm ở Quảng Bình cho thấy, nếu các lực lượng phối hợp tốt thì việc giám sát tàu cá rất hiệu quả.

"Quảng Bình xác định số lượng tàu cá cần quản lý chặt, giao cho từng cán bộ biên phòng. Nếu cán bộ để xảy ra vi phạm nhiều không bị xử lý, hoặc xử lý mà vẫn tái phạm thì phải chịu trách nhiệm với trạm biên phóng đó, còn trạm thì chịu trách nhiệm với tỉnh. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ này, Quảng Bình đã kiểm soát được tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài”, bà Huệ nêu ví dụ.

Ngày 23/10/2017, EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Đồng thời, EC đưa ra các khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018) về chống khai thác IUU.

Tháng 5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về biển và thuỷ sản của EC sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Phía EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác.

Tiếp đó, từ ngày 5 đến 14/11/2019, Đoàn thanh tra của Tổng vụ các vấn đề và biển và thuỷ sản của EC (DG-Mare) tiếp tục đến Việt Nam kiểm tra lần 2 việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến hoạt động chống khai thác IUU. Kết quả, Việt Nam có thêm 6 tháng để xem xét gỡ "thẻ vàng”.

Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 25/5 đến 5/6/2020, Đoàn Thanh tra của DG-Mare sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ ba tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lịch kiểm tra đã được hoãn lại.

相关文章

最新评论