Chiều 3/8,ộinghịtháogỡkhókhănbấtđộngsảnKhókhănởcấpnàothìcấpđógiảiquyếtrực tiếp bóng đá livescore Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong 7 tháng vừa qua của năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ bên ngoài và nội tại bên trong, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội vẫn đạt được các kết quả cơ bản.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần, các cân đối lớn được bảo đảm, kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Trong kết quả chung về kinh tế xã hội có đóng góp rất quan trọng của lĩnh vực bất động sản.
Theo Thủ tướng, cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, thị trường bất động sản có lúc thuận lợi và lúc khó khăn, các doanh nghiệp có lúc lãi và có lúc lỗ. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần phát hiện kịp thời các vấn đề nổi lên, các khó khăn, vướng mắc, đánh giá đúng nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Tiếp theo Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 17/2, để tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản đã được Chính phủ ban hành thời gian qua, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng nêu rõ, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong “một sớm một chiều”.
Song, tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết. Các chủ thể có liên quan (các cơ quan quản lý, các địa phương, các bộ, các ngành, các doanh nghiệp, khách hàng và người dân có nhu cầu mua bán bất động sản) cùng nhau chung tay giải quyết.
Đề cao trách nhiệm mỗi chủ thể vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích chung, hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ và thị trường bất động sản hiện nay.
Phân tích kỹ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…
Gần 500 dự án ở Hà Nội và TP.HCM được gỡ vướng
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương để rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Tính đến ngày 1/8, Tổ công tác đã nhận được 112 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 174 dự án bất động sản.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, xử lý 112 văn bản. Trong đó, 102 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; 10 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết.
Bộ Xây dựng đã ban hành 35 văn bản hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các nội dung: quy hoạch, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng dự án,... cho các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Thái Nguyên, Vĩnh Long, Sơn La, Thái Bình, Bình Định,... Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo đề nghị của Tổ công tác.
Cụ thể kết quả tháo gỡ, tại TP.HCM, khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 180 dự án nhà ở, khu đô thị được hướng dẫn giải đáp tháo gỡ.
Trong đó, có 10 nội dung về nhà ở xã hội; 10 nội dung về cải tạo chung cư cũ; 4 nội dung về quy hoạch; 4 nội dung liên quan đến đầu tư, hộ khẩu và 2 nội dung về đất đai.
Qua đó xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng.
Ngoài ra, Tổ công tác nhận được 37 văn bản kiến nghị của doanh nghiệp và người dân. Tổ công tác đã có 37 văn bản gửi UBND TP.HCM và Bộ KH-ĐT đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết về Tổ công tác.
Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu). Trong đó, có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác; có 39 dự án qua rà soát của địa phương.
Tại Hà Nội, khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị được giải đáp, hướng dẫn. Các nội dung liên quan đến triển khai thực hiện dự án nhà ở, khu đô thị, chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án...
Ngoài ra, Tổ công tác nhận được 12 văn bản của 12 doanh nghiệp và người dân kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội. Tổ công tác đã xử lý 12 kiến nghị tại 11 văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền.
Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu), hiện tiếp tục giải quyết cho 293 dự án.
Tương tự, tại Hải Phòng cũng đã giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 15 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 65 dự án nhà ở, khu đô thị.
Tại Đà Nẵng, khoảng 16 nội dung kiến nghị được giải đáp, hướng dẫn liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 75 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: thực hiện kết luận thanh tra, bản án của các dự án bất động sản; vấn đề sử dụng đất ở - đất khác để phát triển nhà ở thương mại; cấp Giấy chứng nhận cho căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú; giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án; thủ tục chấp thuận đầu tư dự án bất động sản; phân lô, bán nền trong dự án bất động sản trong đô thị…
Tại Cần Thơ, trên 10 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 79 dự án nhà ở, khu đô thị được giải đáp, hướng dẫn.
Tại Đồng Nai, Tổ công tác đã trực tiếp đã làm việc trực tiếp để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với 7 dự án bất động sản lớn; trong đó có các dự án của Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh...
Liên quan đến kết quả triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, báo cáo của Bộ Xây dựng tổng hợp các địa phương cho thấy, trong giai đoạn 2021-2025, đã hoàn thành hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân với quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn. Hiện đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.
Trong đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị hoàn thành việc đầu tư xây dựng 34 dự án, quy mô xây dựng khoảng 14.202 căn hộ. Đang tiếp tục triển khai 201 dự án, quy mô xây dựng khoảng 161.227 căn hộ.
Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp: hoàn thành đầu tư xây dựng 7 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 5.314 căn hộ. Đang tiếp tục triển khai 93 dự án với quy mô xây dựng khoảng 127.272 căn hộ.
Riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số khoảng 19.853 căn. Trong đó, nhà ở xã hội 7 dự án quy mô 8.815 căn; nhà ở cho công nhân 3 dự án quy mô 11.038 căn.
Về kết quả thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư, báo cáo cho biết có 11 UBND tỉnh, thành phố công bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay với tổng vốn đầu tư là 31.673,1 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 12.442,78 tỷ đồng.
Trường hợp các dự án được phê duyệt cho vay sẽ giải ngân được 12.442,78/120.000 tỷ đồng (đạt khoảng 10,4% số vốn giải ngân trong gói 120.000 tỷ).
Cũng theo Bộ Xây dựng, có khoảng 108 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng (thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng).
Doanh nghiệp BĐS phải chia sẻ khó khăn với ngành khác
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD...
Phó Thống đốc NHNN kiến nghị, đề xuất UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Đồng thời, kiến nghị chính các doanh nghiệp, các tập đoàn bất động sản cơ cấu lại sản phẩm, nguồn hàng, các nguồn lực, vấn đề vốn, thị trường… đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, phải chia sẻ với những khó khăn của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung, hiện nay, chúng ta đang sửa 3 Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS. Bộ kiến nghị làm sao tránh chồng chéo các quy định của các luật được ban hành.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ hướng dẫn và giải thích theo thẩm quyền về công tác quy hoạch chi tiết khi chưa có hoặc đang điều chỉnh quy hoạch phân khu quy hoạch chung theo quy định, nhất là ở khu đô thị mới và các khu đô thị đang điều chỉnh quy hoạch.
Đẩy mạnh phân cấp, quản lý và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có quản lý lĩnh vực BĐS.
Doanh nghiệp, chuyên gia kiến nghị về chính sách, pháp lý, vốn
Nêu ý kiến tại hội nghị, các doanh nghiệp cho rằng vẫn cần tháo gỡ khó khăn cho thị trường từ pháp lý và nguồn vốn.
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp, kiến nghị các cơ quan ban ngành từ Chính phủ đến các tỉnh, thành có giải pháp hỗ trợ đặt mục tiêu doanh nghiệp được cấp phép xây dựng để đưa dự án vào triển khai.
Theo ông Lê Tự Minh, Chủ tịch Công ty CP đầu tư IMG, đã đến lúc giảm lãi suất trung hạn xuống dưới 10% vì với lãi suất trung hạn trên 10% thì không có nền kinh tế nào khoẻ mạnh. Các nước phát triển áp dụng lãi suất trung hạn từ 3-5%.
Doanh nghiệp kiến nghị nên hạ lãi suất trung hạn xoay quanh 8,5% cộng trừ như 2 năm trước. Quy định biên độ 12 tháng dưới 3%, vì biên độ trên 3% của 12 tháng thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.
Chủ tịch Công ty CP đầu tư bất động sản Toàn Cầu GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thống kê báo cáo 3 tháng/lần các dự án còn tồn đọng vướng mắc không giải quyết được trong thời hạn quá 5 năm và đề xuất cách xử lý.
Cũng theo ông Hiệp, trong Nghị quyết 33 có giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ở khu đô thị.
“Doanh nghiệp rất mong Nghị định này sớm được ban hành để chuẩn hóa các bước và đơn giản hóa thủ tục cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở thương mại khu đô thị” – ông Hiệp nói.
Doanh nghiệp, chuyên gia cũng có nhiều ý kiến, kiến nghị đối với việc phát triển nhà ở xã hội.
PGS.TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề, nhu cầu của các địa phương về nhà ở xã hội, về nhà ở công nhân là khác nhau, điều kiện, năng lực, áp lực thực thi chính sách ở các địa phương là khác nhau.
Do đó, theo ông Thiên, cần có chính sách để bảo đảm cho các địa phương có quyền chủ động chính sách nhiều hơn, chứ không nên có chính sách giống nhau khiến các địa phương không có quyền chủ động.
“Thời điểm hiện nay, liệu chúng ta làm nhà ở xã hội theo nghĩa thương mại thì có cần một gói kích cầu như trước đây không? Ai sẽ mua khi thu nhập của người lao động hiện nay đang suy giảm?” – ông Thiên nêu ý kiến.