当前位置:首页 > La liga

【kq bd tnk】Luật Phá sản 2014: Cả chủ nợ lẫn người vay nợ đều được lợi

luat pha san 2014

Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Đào Thị Thiên Hương - Giám đốc Dịch vụ tư vấn Tái cấu trúc và Tài chính doanh nghiệp,ậtPhásảnCảchủnợlẫnngườivaynợđềuđượclợkq bd tnk Công ty PwC Việt Nam - về một số vấn đề liên quan đến cơ chế này.

Khi các chủ nợ cảm thấy quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ chặt chẽ hơn, rủi ro trong cho vay giảm đi, họ có thể mạnh dạn hơn trong việc cho vay, hoặc cho vay với điều khoản thuận lợi hơn hay lãi suất thấp hơn, và như thế, cuối cùng, doanh nghiệp “là người đi vay” vẫn là người được hưởng lợi.

dao thien huong

Bà Đào Thị Thiên Hương

PV:Có nhiều ý kiến cho rằng Luật Phá sản 2014 với điều khoản Quản tài viên đem đến cho chủ nợ nhiều quyền lợi và có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Theo bà, hiểu như vậy có đúng không?

Bà Đào Thị Thiên Hương:Theo tôi, hiểu như thế chưa đủ. Cơ chế Quản tài viên mà Luật Phá sản 2014 giới thiệu thực ra đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Cơ chế này cho phép các chủ nợ có sự can thiệp kịp thời khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Nếu so với quy định của Luật Phá sản 2004, có thể nói chủ nợ được cấp nhiều quyền hơn, và vì thế có thể hiểu là có nhiều quyền lợi hơn.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của chúng tôi trong các thương vụ dàn xếp vốn cho doanh nghiệp, tôi luôn tin rằng, bất kỳ một cơ chế nào giúp cho các chủ nợ có thêm tự tin trong việc cho vay, cuối cùng cũng sẽ mang lại lợi ích cho người đi vay là các doanh nghiệp.

Khi các chủ nợ cảm thấy quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ chặt chẽ hơn, rủi ro trong cho vay giảm đi, họ có thể mạnh dạn hơn trong việc cho vay, hoặc cho vay với điều khoản thuận lợi hơn hay lãi suất thấp hơn, và như thế, cuối cùng, doanh nghiệp “là người đi vay” vẫn là người được hưởng lợi.

PV:Xin bà cho biết về vai trò của các quản tài viên?

Bà Đào Thị Thiên Hương:Quản tài viên được là người được Tòa án chỉ định trên cơ sở đề nghị của người tham gia thủ tục phá sản, có thể là chủ nợ hoặc doanh nghiệp. Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định khá cụ thể và chi tiết về trách nhiệm của Quản tài viên.

Theo tôi, trách nhiệm của quản tài viên có thể tóm tắt trong 2 trách nhiệm chính: Cùng với doanh nghiệp lập kế hoạch và triển khai kế hoạch khôi phục doanh nghiệp đang rơi vào khủng hoảng, và trong trường hợp không khôi phục được thì triển khai việc thanh lý tài sản với hiệu quả cao nhất cho các bên liên quan.

PV:Như vậy, theo bà quản tài viên cần có những tố chất nào?

Bà Đào Thị Thiên Hương:Với những vai trò vừa được đề cập ở trên của quản tài viên, một quản tài viên nên là một người độc lập để có thể là một cầu nối dung hòa nhiều mối quan hệ phức tạp với các quyền lợi có thể mâu thuẩn nhau như vẫn thường xảy ra trong các trường hợp doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.

Quản tài viên cũng cần là người có kinh nghiệm thực tế trong các cuộc khôi phục doanh nghiệp hay thanh lý tài sản vốn luôn đầy những áp lực, tiêu cực cũng như nhiều tranh chấp căng thẳng. Và điều quan trọng, quản tài viên phải là những người có chuẩn mực nghề nghiệp cao vì công việc này đòi hỏi sự tuân thủ các quy định cao, tính khách quan trong quá trình xử lý vấn đề liên quan đến nhiều bên cũng như yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng rất cao.

PV:Có một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi luật chỉ đưa ra thời hạn 3 tháng ngắn ngủi cho doanh nghiệp để tìm phương án thanh toán nợ. Bà nghĩ sao về ý kiến này?

Bà Đào Thị Thiên Hương:Tôi nghĩ rất khó để đưa ra một thời gian mà mọi người đều cho là ngắn hay dài. Tuy nhiên, ngay cả khi giả định rằng mọi người đều đồng ý thời gian 3 tháng là quá ngắn để cho doanh nghiệp đàm phán và dàn xếp với các chủ nợ thì tôi lại nghĩ rằng đó cũng có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp, là động lực để các doanh nghiệp có kế hoạch đánh giá dòng tiền và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp mình một cách chủ động hơn, và có kế hoạch làm việc với các chủ nợ ngay từ trước khi các khoản nợ đến hạn.

Kinh nghiệm của chúng tôi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đàm phán và dàn xếp với các chủ nợ cho thấy, khi các doanh nghiệp chủ động trong việc kiểm soát dòng tiền của mình và dàn xếp với các chủ nợ sớm, kết quả thường khả quan hơn rất nhiều.

PV:Xin cảm ơn bà!

Luật Phá sản năm 2014 gồm có 9 chương, 133 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Luật áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Nguyệt Hằng (thực hiện)

分享到: