Ghi nhớ lời Bác dạy: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”,ứctrẻđượketqubongda tuổi trẻ Hậu Giang luôn phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, nỗ lực trong lao động, học tập để xứng đáng là rường cột nước nhà. Tuổi trẻ tỉnh nhà luôn phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Cứ mỗi năm đi qua, tuổi trẻ tỉnh nhà lại thực hiện nhiều công trình, phần việc mang đậm dấu ấn của sự cống hiến. Tất cả đều hướng tới mục đích mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội. Đâu khó có thanh niên Mấy ngày gần đây, 200 hộ dân ở 2 ấp Phương Thạnh và Phương Lạc (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), rất phấn khởi khi hàng trăm bóng đèn được Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ lắp trước cổng nhà. Đêm xuống, đèn sáng rực cả một vùng quê. Nhà của Trưởng ấp Phương Thạnh Nguyễn Hồng Thông cũng nằm trên tuyến đường được lắp bóng đèn. Ông Thông chia sẻ: “Có đèn thắp sáng trước cửa nhà mang lại nhiều lợi ích, như giúp người dân chạy xe trên đường được an toàn hơn và có thể phòng, chống được nạn trộm vặt. Vì vậy mà bà con ai cũng phấn khởi”. Bí thư Xã đoàn Phương Bình Dương Hoài Thanh tiếp lời: “Công trình này còn góp phần giúp xã thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, bởi nhờ có đèn thắp sáng đã giúp cho diện mạo nông thôn ấp Phương Thạnh và Phương Lạc khởi sắc hơn so với trước đây”. Ngoài xã Phương Bình, Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh còn lắp đèn chiếu sáng ở xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ) và xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh). Anh Nguyễn Hoàng Khanh, Bí thư Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh, chia sẻ: “Tổng kinh phí để thực hiện các công trình trên khoảng 60 triệu đồng, do Đoàn Khối vận động xã hội hóa. Công trình này thể hiện dấu ấn của tuổi trẻ Đoàn Khối cùng chung tay xây dựng nông thôn mới - nhiệm vụ mà cả hệ thống chính trị của tỉnh đang tập trung thực hiện”. Còn Huyện đoàn Châu Thành A cũng được đánh giá cao về các hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Mới đây, Huyện đoàn đã thực hiện công trình thanh niên “Giúp em đến trường” để trao tặng 86 chiếc xe đạp (mỗi chiếc trị giá hơn 1 triệu đồng) cho các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bí thư Huyện đoàn Châu Thành A Trần Văn Chiến chia sẻ: “Đây là hoạt động thiết thực để kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2017). Thông qua hoạt động này, chúng tôi cũng muốn “chắp cánh” ước mơ đổi đời nhờ con chữ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Điều ấn tượng nhất trong buổi trao xe đạp cho học sinh là ánh mắt vui mừng khôn tả của 86 học sinh. Chiếc xe đạp trị giá hơn 1 triệu đồng có giá trị không lớn, nhưng với những em có hoàn cảnh khó khăn thì thật sự đáng quý. “Có xe đạp mới giúp em đỡ vất vả hơn khi đến trường. Để đáp lại tình cảm của các anh chị, em sẽ cố gắng học thật tốt để có tương lai sáng lạng sau này”, em Huỳnh Thái Ngọc Tài, học sinh Trường THPT Trường Long Tây, bộc bạch. Quả thật, tuổi trẻ tỉnh nhà đã thể hiện tinh thần xung kích để đảm nhận, giải quyết những việc mới, việc khó trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Riêng trong năm 2016, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã thực hiện được 1 công trình thanh niên cấp tỉnh, 53 công trình thanh niên cấp huyện và trên 2.920 công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở, với tổng giá trị làm lợi gần 10 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn còn tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị mưa lũ số tiền hơn 70 triệu đồng; xây dựng, bàn giao 66 căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà nhân ái, mái ấm thanh niên; khám và cấp phát 16.623 cơ số thuốc miễn phí, tặng 600 kính lão; tặng 7.008 phần quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, các đồng chí lão thành cách mạng, cựu cán bộ đoàn; tặng 3.600 phần quà cho thanh niên công nhân... tổng kinh phí hơn 5,2 tỉ đồng. Để phong trào đoàn ngày càng phát triển Kết quả hoạt động của các cấp bộ đoàn trong tỉnh là đáng ghi nhận, nhưng phong trào đoàn hiện còn tồn tại không ít khó khăn, hạn chế cần những cách giải quyết, hướng đi thỏa đáng, phù hợp để khơi gợi tinh thần cống hiến nhiều hơn nữa của tuổi trẻ. Địa bàn rộng, dân số đông nên Huyện đoàn Phụng Hiệp có số lượng đoàn viên khá đông với 4.808 người. Dù có nhiều nỗ lực trong hoạt động nhưng phong trào đoàn ở địa phương này cũng có những khó khăn, như một số công trình, phần việc của thanh niên hiệu quả không cao; việc tập hợp, đoàn kết thanh niên ở các chi đoàn ấp còn hạn chế; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đoàn còn khó khăn; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của bí thư chi đoàn ấp còn thấp; kỹ năng cán bộ đoàn còn hạn chế, bí thư chi đoàn ấp thay đổi nhiều. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục dần những khó khăn và ngày càng nâng cao chất lượng phong trào đoàn luôn là vấn đề khiến Ban Thường vụ Huyện đoàn Phụng Hiệp không khỏi trăn trở. Bí thư Huyện đoàn Phụng Hiệp Lê Minh Đương cho biết: “Chúng tôi sẽ không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở đoàn, cán bộ đoàn trong thực hiện nhiệm vụ; phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm, dạy nghề, hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) thực hiện các mô hình làm ăn có hiệu quả. Tập trung thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, nhất là công trình, phần việc tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng chất lượng là chính. Chỉ đạo các đoàn cơ sở xã, thị trấn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn giúp thanh niên thoát nghèo, đồng thời có một khoản kinh phí để tổ chức các hoạt động; chỉ đạo các cơ sở đoàn thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ đoàn nhất là ở chi đoàn ấp; phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác đoàn, hội, đội. Ngoài ra, các cấp hội, đoàn trong huyện sẽ cố gắng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho ĐVTN”. Còn khó khăn lớn nhất mà Huyện đoàn Châu Thành gặp phải là trong công tác đoàn kết, tập hợp ĐVTN. Anh Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Huyện đoàn Châu Thành, chia sẻ: “Nhiều thanh niên ở nông thôn không có việc làm ổn định nên phải vào làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh nên để vận động, thuyết phục anh em tham gia sinh hoạt đoàn là nhiệm vụ khó khăn. Để giải quyết, chúng tôi tham mưu với Thường trực Huyện ủy và các ban, ngành, đoàn thể của huyện tích cực hỗ trợ về vốn, cây, con giống và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để giúp ĐVTN phát triển kinh tế gia đình. Một khi họ đã có tư liệu sản xuất trong tay thì chắc chắn có thể sinh sống, làm ăn trên quê hương mình. Bên cạnh đó, toàn huyện hiện cũng có 45 mô hình ĐVTN làm kinh tế có hiệu quả và chúng tôi sẽ không ngừng nhân rộng các mô hình này trong thời gian tới”.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN |