欢迎来到Empire777

Empire777

【kqbd kawasaki frontale】Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu thịt

时间:2025-01-10 01:44:58 出处:Thể thao阅读(143)

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu thịt
Cán bộ thú y kiếm tra chất lượng thịt nhập khẩu tại cảng Hải Phòng.

PV:Thưa ông, theo Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (Thông tư 04) hiện nay công tác kiểm dịch thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu đang được thực hiện như thế nào?

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu thịt

Ông Nguyễn Văn Long: Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Việc kiểm dịch thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu diễn ra theo đúng quy định pháp luật. Về thời gian kiểm dịch theo Thông tư 04, hiện nay, trên 99% số lô hàng nhập khẩu âm tính và được thực hiện kiểm dịch nhập khẩu trong vòng 1 - 3 ngày, trong khi các lô dương tính cần khoảng 5 đến 6 ngày. Việc làm này cũng để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp nếu chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm.

Năm 2024, số vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam không tăng

Năm 2024, số vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam không tăng nhưng số người bị tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do Salmonella. Việc kiểm soát Salmonella tốt sẽ giúp cho số người, số vụ ngộ độc giảm đáng kể.

Thời gian qua, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật rất lớn từ các nước như Úc, Hoa Kỳ, châu Âu... nên năng lực xét nghiệm các loại mầm bệnh nêu trên đều theo chuẩn quốc tế.

PV:Một số quốc gia và doanh nghiệp vẫn đưa ra ý kiến trái chiều, quan ngại Thông tư 04 đang làm chậm việc đăng ký của doanh nghiệp các nước được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt sang Việt Nam, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Ông bình luận gì về điều này?

Ông Nguyễn Văn Long: Thông tư 04 hoàn toàn tuân thủ các quy định quốc tế và không gây cản trở cho doanh nghiệp nhập khẩu.Thông tư 04 được ban hành ngày 1/4/2024, có hiệu lực sau 45 ngày ban hành nên có đủ thời gian cho các doanh nghiệp chuẩn bị. Trước đó, trong quá trình xây dựng dự thảo, dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến rộng rãi, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT, trang web của Cục Thú y. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư 04 còn liên quan đến Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT về mã HS nên doanh nghiệp hiểu là sản phẩm phải có mã HS mới được thông quan hàng hóa.

Về nguyên tắc, nếu sản phẩm không nằm trong thỏa thuận thú y hai nước, không thuộc danh mục thì nước nhập khẩu được quyền từ chối kiểm dịch, nhưng để tránh ảnh hưởng thương mại, nhiều trường hợp Cục Thú y (Việt Nam) đã trao đổi lại tham tán các nước.

Với doanh nghiệp mới đăng ký xuất khẩu sang Việt Nam, Cục Thú y đã nhận được 340 hồ sơ đến từ trên 20 quốc gia. Cục đã xử lý dứt điểm 285 hồ sơ, chiếm 83%. Có một số hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin vì chưa đáp ứng yêu cầu của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Cơ sở quốc tế mà Việt Nam áp dụng là quy định của Tổ chức Thương mại thế giới nêu rất rõ về thú y cần tuân thủ theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới, theo đó, từng quốc gia cần chứng minh quốc gia hoặc vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Khi xử lý hồ sơ, Việt Nam không chỉ căn cứ vào an toàn thực phẩm, còn căn cứ vào an toàn dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên biến đổi, xuất hiện khắp nơi trên thế giới (như cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi....). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổ chức Thú y Thế giới.

PV: Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Thông tư 04 còn “làm khó” với các sản phẩm đã đủ điều kiện được phép xuất khẩu sang Việt Nam. Vậy, Việt Nam sẽ có biện pháp gì để tháo gỡ vướng mắc này?

Ông Nguyễn Văn Long: Có thể khẳng định, khi thực hiện theo Thông tư 04, những sản phẩm đã được xuất khẩu sang Việt Nam hoàn toàn không có ảnh hưởng gì. Nếu có ảnh hưởng chỉ là việc cần cung cấp cụ thể thông tin sản phẩm. Vướng mắc hiện nay chủ yếu xảy ra đều là các sản phẩm phụ phẩm, sản phẩm chưa nằm trong thỏa thuận thú y cũng như mẫu HC (Giấy chứng nhận kiểm dịch) giữa Việt Nam với các nước. Thực tế, nhiều sản phẩm chưa có trong danh mục nhưng đã xuất khẩu sang Việt Nam gây khó khăn trong hoàn thiện thủ tục của hải quan Việt Nam. Vừa qua, Cục Thú y đã làm việc với Đức, Hà Lan tháo gỡ cụ thể những vướng mắc về thủ tục nhập khẩu các sản phẩm thịt liên quan đến Thông tư 04.

Trong thời gian tới, Cục Thú y tiếp tục làm việc trực tiếp với các nước mà không chỉ qua văn bản. Nếu các nước còn băn khăn về các quy định thú y Việt Nam thì cơ quan thú y các nước có thể liên hệ làm việc trực tiếp với Cục Thú y để được giải đáp cụ thể.

Nhằm thúc đẩy hợp tác và thương mại về vấn đề nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt trong thời gian tới giữa Việt Nam và nước ngoài, cơ quan thú y Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các tham tán, cơ quan thú y các nước giải đáp các vướng mắc vấn đề nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, đặc biệt là liên quan đến Thông tư 04.

PV:Xin cảm ơn ông!

Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam xuất khẩu sang 28 thị trường

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, trong đó sản phẩm gia cầm đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hongkong (Trung Quốc), Hàn Quốc… và một số nước châu Âu.

Theo đó, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 28 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như: Hongkong, Trung Quốc, Bỉ, Papua New Guinea, Malaysia, Campuchia, Pháp, Mỹ… Đặc biệt, Hongkong vẫn là thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam, với các sản phẩm chính là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh, thịt lợn nguyên con đông lạnh...

Dự báo, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, với các mặt hàng chủ lực như thịt lợn sữa đông lạnh, thịt lợn đông lạnh, chân gà đông lạnh, thịt ếch đông lạnh… Nhiều nền tảng đã và đang được xây dựng để ngành chăn nuôi có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 1-1,5 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đơn vị đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, châu Âu, Anh, các nước Trung Đông. Đồng thời, tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa.

Về sản xuất trong nước, theo Cục Thú y, hiện nay, cả nước có 1.779 cơ sở chăn nuôi được công nhận đạt an toàn dịch bệnh và 152 vùng an toàn dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố. Để từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, mục tiêu của Bộ NN&PTNT đến năm 2025 là xây dựng được 11 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện đối với các bệnh cúm gia cầm và New Castle tại các tỉnh Đông Nam Bộ… Không chỉ các cơ quan chức năng nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường, nhiều doanh nghiệp cũng chung tay cùng địa phương xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuỗi chăn nuôi gắn chế biến với công nghệ hiện đại như Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek,…

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: