【xếp hạng bóng đá nhật bản】Lan tỏa bài học lớn từ những điều bình dị
VHO - Ngày 22.8,ỏabàihọclớntừnhữngđiềubìnhdịxếp hạng bóng đá nhật bản Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm và khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa- 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” (1969- 2024). Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
55 năm bảo tồn, gìn giữ những giá trị thiêng liêng
Đây là dịp tri ân sâu sắc những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong 15 năm cuối đời tại Khu Phủ Chủ tịch. Qua đó, một lần nữa khẳng định những giá trị vô giá đã được bảo tồn, phát huy tại Khu Di tích trong suốt chặng đường 55 năm qua.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định, chặng đường lịch sử 55 năm của Khu Di tích đã ghi dấu những thành tích rất đáng trân trọng trong sự nghiệp bảo tồn nguyên trạng và phát huy tốt nhất di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Lễ kỷ niệm diễn ra vào thời điểm ý nghĩa, kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm thực hiện Di chúc của Người, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024), 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954 -2024).
“Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử, Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và nhân loại”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.
Bạn bè quốc tế ngợi ca Người: “Những ai được biết thế nào là một con người thật sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý ở đâu, ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thăm Việt Nam, thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Trong ý nghĩa đó, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính là cõi Bác xưa quý giá muôn đời, nơi hội tụ và lan tỏa sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Khi soi vào những câu chuyện đời thường Người để lại nơi này, mỗi chúng ta vẫn tìm thấy những bài học lớn. Những câu chuyện về Người đã trở thành kinh điển, để lại cho đời sau không chỉ hình bóng và tư tưởng của một vĩ nhân mà còn in dấu một trong những thời kỳ hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc.
Trong những năm qua, Bộ VHTTDL đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Bằng tình cảm kính yêu Bác và tâm huyết với Di tích quốc gia đặc biệt tại Phủ Chủ tịch, tập thể lãnh đạo, viên chức, người lao động Khu Di tích qua các thời kỳ đã làm tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và Bộ giao.
55 năm qua, gần 90 triệu đồng bào trong nước và khách quốc tế đã tới Khu Di tích tham quan, học tập; 70- 80% các đoàn ngoại giao cấp cao đến Hà Nội đã đến thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.
"Khu Di tích thực sự là địa chỉ thiêng liêng về học tập, lan tỏa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là điểm đến, điểm nhấn trong quan hệ ngoại giao cấp cao của Đảng, Nhà nước", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.
Thông qua công tác bảo quản, sưu tầm, kiểm kê tư liệu, nghiên cứu khoa học và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt qua chuyện kể của những nhân chứng từng có vinh dự được làm việc, gặp gỡ, phục vụ Bác Hồ, Khu Di tích đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa rộng rãi những bài học giản dị, sâu sắc từ nơi ở và làm việc của Người đến đồng bào trong và ngoài nước cũng như bạn bè khắp năm châu.
Đó là những công việc âm thầm, lặng lẽ nhưng giá trị xã hội, ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn lao, đáng trân trọng và tự hào. Với những thành tích đạt được, Khu Di tích đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ Thi đua của Bộ VHTTDL cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.
Thứ trưởng tin tưởng rằng trong chặng đường mới, với bản lĩnh, sự năng động, sáng tạo, Khu Di tích sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định vị thế di tích quốc gia đặc biệt, di tích đầu hệ trong hệ thống các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu:“Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một địa chỉ hết sức thiêng liêng, là nơi mọi người dân trong nước và bạn bè quốc tế đến để tưởng nhớ Bác, hiểu biết về công lao to lớn của Bác và đặc biệt là nơi học tập, làm theo tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đây, mỗi người đều lắng đọng, suy ngẫm về bản thân để tu dưỡng, rèn luyện và làm việc xứng đáng với Bác”.
Lan tỏa sâu rộng hơn muôn vàn tình thân yêu Người để lại
Giám đốc Khu Di tích Lê Thị Phượng chia sẻ, Khu Phủ Chủ tịch là nơi lưu giữ vĩnh viễn hình bóng, ký ức về tư tưởng, đạo đức, phong cách vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, với vị thế là một trong 10 di tích đầu tiên trong cả nước được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, là di tích đầu hệ trong hệ thống các di tích lưu niệm về Bác Hồ.
Khu Di tích đang thực hiện hiệu quả song song hai nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch như sinh thời Người sống và làm việc; phát huy hiệu quả di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch.
“Khu Di tích không có những công trình đồ sộ, hoành tráng mà là những khuôn viên bình dị, thân quen, quy mô và kiến trúc không lớn nhưng lại ẩn chứa những phẩm chất trí tuệ, tư tưởng, phong cách cao đẹp của một bậc vĩ nhân.
Trải dài suốt 15 năm đặc biệt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả di sản vật chất từ ngôi nhà, vật dụng đến cảnh quan hàng cây, con đường, ao cá … cùng những di sản tinh thần sâu sắc, phong phú Người để lại đã hội tụ thành “cõi Bác xưa” với một “trường ký ức lịch sử - văn hóa” đầy đủ, nguyên gốc, có thể khẳng định là hiếm có trong hệ thống các di tích, lưu niệm về Người…”, bà Phượng nhấn mạnh.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, những cán bộ từng phục vụ Bác đã tình nguyện ở lại, dốc lòng, dốc sức trông nom, gìn giữ tốt nhất những di tích của Bác, từ ngôi nhà, vườn cây, ao cá đến đồ dùng hàng ngày.
Nhà sàn đúng giờ vẫn có tiếng đài và đèn bật sáng. Cửa vẫn mở hằng ngày, đồ đạc trong nhà vẫn được sắp đặt ngay ngắn, sạch sẽ đợi Người. Các bác, các cô, các chú “càng nhớ Bác thì càng cố gắng làm việc và học tập cho thật tốt. Những khi làm việc kết quả tốt nhất là những lúc nhớ Bác nhiều nhất”.
55 năm trôi qua, Khu Di tích vẫn lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với quốc gia, Khu Di tích đã trở thành địa chỉ đỏ, địa chỉ thiêng liêng để giáo dục nhân dân về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử văn hóa.
Đối với quốc tế, Khu Di tích trở thành nơi đáp ứng tình cảm, lòng mong mỏi và ngợi ca của bạn bè năm châu, khi nghĩ đến Việt Nam là nhớ đến Bác Hồ.
Những con đường trong Khu Di tích tuy không còn đón bước chân của Bác mỗi ngày nhưng đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn theo lối sỏi quen đến thăm nơi ở và làm việc của Người… Không một ai đến thăm nơi ở khiêm nhường này mà không trào dâng xúc cảm trước sự vĩ đại của một con người đã trở thành huyền thoại ngay cả trong cuộc sống đời thường của mình.
Bà Lê Thị Phượng xúc động, 55 năm nhìn lại, mỗi chúng ta càng có cái nhìn thấu suốt hơn về sự tận tụy sớm khuya của các thế hệ viên chức, người lao động trong sự nghiệp giữ gìn, phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ tìm hiểu, góp nhặt, ghi chép để nối dài ký ức của riêng mình trong từng trang sách, từng trang hồ sơ tài liệu hiện vật để lưu giữ lại những điều vô giá đến mai sau.
“Nối tiếp truyền thống vẻ vang, tập thể viên chức, người lao động Khu Di tích luôn ý thức sâu sắc về niềm vinh dự, tự hào được phụng sự sự nghiệp vinh quang.
Đây không chỉ là công việc, là trách nhiệm, nghĩa vụ mà trên hết, đó là tình cảm kính yêu dâng lên Bác, là khát vọng nung nấu, là mong mỏi tha thiết được bảo tồn, giữ gìn tốt nhất di sản của Người và lan tỏa sâu rộng hơn muôn vàn tình thân yêu Người để lại nơi này đến với đông đảo đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế…”, Giám đốc Khu Di tích bày tỏ.
Tại buổi gặp mặt cán bộ phục vụ Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch giai đoạn 1954-1969 diễn ra vừa mới đây tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói: “Chúng ta càng cảm nhận sâu sắc một điều: Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng không thể tách rời và Khu Di tích quốc gia đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính là một phần quan trọng không thể thiếu, làm cho biểu tượng ấy càng thêm sinh động và gần gũi”.
Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm, Khu Di tích cũng đã tổ chức trao giải thưởng Hội thi “Thuyết minh viên tại điểm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” và cuộc thi nhiếp ảnh “Vẻ đẹp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.
Đây là những hoạt động ý nghĩa, góp phần làm sống động hơn hình ảnh, giá trị và vị thế của Khu Di tích trong lòng công chúng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Kiev tố Nga nã tên lửa qua Romania, Moldova, tấn công hạ tầng năng lượng Ukraine
- ·Mỹ khuyến cáo công dân lập tức rời Nga, Moscow tuyên bố tiến sâu vào tây Ukraine
- ·Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Trường đại học Y Dược luôn đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế
- ·Sau phiên tăng phi mã, giá vàng SJC và vàng nhẫn 999.9 đồng loạt giảm mạnh
- ·Lạng Sơn: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng gia dụng nhập lậu
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Tuyển sinh 2023: Dẹp ma trận phương thức xét tuyển
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·Lạng Sơn tiếp tục phát hiện bắt giữ gia cầm lậu
- ·UAV của Ukraine khóa mục tiêu, hạ gục xe tăng Nga
- ·Quẳng gánh lo cho giáo viên
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Ông Blinken gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc lần đầu sau vụ khinh khí cầu
- ·Cẩn trọng với “chợ giáo án” trên mạng
- ·Ông Kim Jong Un cùng con gái đi xem bóng đá
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Bí ẩn thanh kiếm hàng nghìn năm không gỉ ở Trung Quốc