【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Còn áp lực lên mặt bằng giá, cần chủ động và linh hoạt phương án điều hành

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-25 22:05:25 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:104次
Yếu tố then chốt kiểm soát lạm phát từ chủ động điều hành giá Tăng cường nhiều giải pháp điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết 2024 Góp sức điều hành giá từ công tác chống buôn lậu,ònáplựclênmặtbằnggiácầnchủđộngvàlinhhoạtphươngánđiềuhàsố liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna gian lận thương mại

Ngày 23/1, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.

Bộ Tài chính nêu 3 kịch bản lạm phát, dự báo còn yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP

Niềm tin được củng cố, ổn định kỳ vọng lạm phát

Báo cáo tại cuộc họp, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, năm 2023, công tác quản lý, điều hành giá chịu nhiều thách thức do những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều đan xen bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và khu vực. Nhưng đối với tình hình trong nước, lạm phát có xu hướng tăng cao vào đầu năm sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý 4/2023. Thị trường hàng hóa trong nước năm 2023 cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, việc ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cùng với các chính sách vĩ mô khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Nhận xét về công tác quản lý, điều hành giá năm 2023, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cho rằng, công tác điều hành giá có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên đã kịp thời, dù có điều chỉnh nhẹ một số hàng hóa dịch vụ nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát năm 2023. Theo Phó Thủ tướng, đây là thành công lớn trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2023, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo đời sống người dân.

Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra 3 kịch bản lạm phát với các mức dự báo CPI bình quân tăng 3,52%, 4,03% và 4,5%. Bên cạnh đó, một số dự báo của các cơ quan chuyên môn độc lập cũng dự báo CPI bình quân năm 2023 xoay quanh mức 3,5-4,5%.

Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5%-4,5% (3 kịch bản 3,5%, 4% và 4,5%). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Nhưng theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2024 dự báo có một số yếu tố tác động đến lạm phát. Cụ thể là một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong năm 2024 như giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng; việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024 như giá dịch vụ giáo dục, giá điện, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giao thông vận tải...

Ngược lại cũng sẽ có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu... Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ.

Mặt khác, lạm phát toàn cầu hạ nhiệt giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát; các ngân hàng trung ương ngừng tăng lãi suất giúp giảm áp lực về tỷ giá.

Bên cạnh đó, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong những năm qua sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.

Bộ Tài chính nêu 3 kịch bản lạm phát, dự báo còn yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trình bày báo cáo. Ảnh:VGP

Cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá

Để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính cho biết, công tác điều hành giá trong năm 2024 cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền; chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Bộ Tài chính đề nghị theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới để có những giải pháp ứng phó phù hợp; đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược…

Bộ Tài chính cho rằng cần điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngoài ra phải chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá...

Đồng tình với những giải pháp tại báo cáo của Bộ Tài chính, đại diện các bộ, ngành cho rằng phải đảm bảo về cung cầu hàng hóa, cũng như linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ chính sách, phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra thị trường, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị cần chú ý đến dự báo về diễn biến giá xăng dầu. Trong đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu nhất quán, phối hợp sử dụng công cụ bình ổn giá linh hoạt, hạn chế biến động giá xăng dầu trong nước so với giá thế giới.

Ngoài ra, đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh đến việc điều hành giá lương thực, thóc gạo trong nước do ảnh hưởng bởi xuất khẩu, dự báo giá lương thực sẽ neo ở mức cao. Bộ Công Thương cho biết sẽ hướng dẫn EVN điều hành phương án giá điện theo đúng quy định.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động với nỗ lực giảm lãi suất và ổn định mặt bằng tỷ giá, từ đó góp phần ổn định lạm phát. Năm 2024, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước nên đại diện NHNN cho rằng cần tiếp tục điều hành và phối hợp các chính sách hợp lý. Cùng với đó là phải đẩy mạnh công tác truyền thông để hạn chế lạm phát kỳ vọng, góp phần điều hành lạm phát nói chung

Ngoài ra, đại diện một số bộ, ngành còn đề nghị phải chủ động xây dựng kịch bản, phương án điều hành chi tiết theo từng mặt hàng, từng thời điểm, tránh điều chỉnh giá cùng lúc. Hơn nữa, đến tháng 7/2024 sẽ thi hành Luật Giá 2023 nên Bộ Tài chính cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn về định giá, điều hành giá…

Chủ động hơn nữa, chuẩn tốt phương án điều hành giá

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đề nghị các bộ, ngành tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, khắc phục những tồn tại, hạn chế để triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá kịp thời, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động hơn nữa, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu.

Nhấn mạnh yêu cầu chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá cả năm 2024, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gẫy nguồn cung; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến bất thường trong cung ứng hàng hóa.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Giá, không để xảy ra khoảng trống pháp lý trong quản lý, điều hành giá. Cùng với đó là đề nghị các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá…

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接