【kqbd basel】Tìm chìa khóa mở cánh cửa đối thoại, tránh xung đột leo thang
Những động thái của Pháp - “một bên khai hỏa" vào Syria đang cho thấy cuộc không kích hôm 14/4 chỉ mang tính gây rối và răn đe nhiều hơn, để qua đó tác động tới cục diện tiến trình đàm phán hòa bình mà lâu nay Mỹ và các đồng minh phương Tây đóng vai trò mờ nhạt trước chiến lược can dự tích cực và rõ ràng của Nga hay Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ một ngày sau khi cùng Mỹ và Anh không kích nhằm vào các cơ sở khoa học ở Syria với cái cớ đáp trả một “cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học” ở thị trấn Douma thuộc Đông Ghouta của Syria, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên, trong đó có Nga và Iran, để mở đường cho việc chuyển giao chính trị tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria.
Sau khi đánh dấu 1 năm cầm quyền với lệnh tham gia không khích một quốc gia có chủ quyền như Syria, Tổng thống Macron đã tái khẳng định cần phải đối thoại để kiến tạo một nền hòa bình lâu dài ở Syria. Ông nhấn mạnh chính sách của Pháp là đối thoại với tất cả các bên, coi đây là điều kiện để đi tới hòa bình. Theo ông, ưu tiên số một của phương Tây (sau vụ không khích Syria) là chuẩn bị cho một "giải pháp chính trị dài hạn, hướng tới chuyển giao trong khuôn khổ hiến pháp".
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Macron đã có những tuyên bố được xem "mềm" hơn so với chính sách của chính quyền tiền nhiệm (không đặt điều kiện tiên quyết là Tổng thống al-Assad phải ra đi), đồng thời bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Tổng thống al-Assad để chấm dứt hơn 7 năm xung đột đẫm máu ở Syria.
Ông Macron cũng khẳng định vẫn giữ nguyên kế hoạch công du tới Moskva trong tháng 5 tới bất chấp có những khác biệt với Moskva về vấn đề Syria. Cùng với đó, Pháp cũng hối thúc Nga tham gia thúc đẩy một giải pháp chính trị ở Syria. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mong muốn Moskva tích cực thúc đẩy một tiến trình chính trị ở Syria để tìm lối thoát cho khủng hoảng.
Trong bối cảnh quan hệ giữa các cường quốc như đang được đặt trên một thùng thuốc súng liên quan tình hình Syria, có thể nhận thấy xu thế đối thoại là không thể né tránh trong nỗ lực tháo gỡ những căng thẳng giữa các nước. Dù lên án mạnh mẽ vụ không kích, Nga - quốc gia cho tới nay luôn đóng vai trò xây dựng và kiến tạo hòa bình ở Syria - vẫn bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ với phương Tây.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trong phát biểu ngày 15/4 khẳng định Moskva sẽ thực hiện mọi nỗ lực để cải thiện quan hệ chính trị với các nước phương Tây. Theo ông Ryabkov, Nga sẽ nghiên cứu dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc về Syria do Mỹ, Pháp và Anh đề xuất, vốn kêu gọi các bên trở lại vòng đàm phán Geneva do Liên hợp quốc bảo trợ, đồng thời mở cuộc điều tra độc lập về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Vai trò của Nga trong “hồ sơ” Syria cũng được nhiều nước phương Tây thừa nhận. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo về sự cách biệt ngày càng lớn trong quan hệ giữa Nga với phương Tây, đồng thời nhấn mạnh cần phải tiến hành đối thoại sau khi căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh.
Theo ông, tình hình Syria sẽ không thể cải thiện cho đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cùng phối hợp một cách xây dựng để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ. Ngay cả Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng cho rằng “đối thoại với Nga không dễ dàng, nhưng là cần thiết”.
Theo ông Stoltenberg, đối thoại với Nga tuy phức tạp, nhưng đó chính là lý do cần phải tiến hành, một mặt nhằm cải thiện quan hệ, mặt khác là giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hiện nay giữa hai bên.
Thực tế, sau các cuộc không kích Syria, các bên dường như đều đã dịu giọng hơn. Tuy nhiên, những gì mà Mỹ cùng hai đồng minh Anh, Pháp đã thực hiện nhằm vào Syria rõ ràng càng khiến căng thẳng ở quốc gia Trung Đông và mối quan hệ Nga/Mỹ bị đẩy lên cao với mức độ phức tạp hơn.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ (thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc) Đằng Kiến Quần cho rằng việc liên quân 3 nước tấn công Syria trong bối cảnh quân đội Syria đang tiếp tục giành lại những vùng lãnh thổ bị phiến quân kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho phe đối lập có cơ hội củng cố lực lượng và điều này sẽ khiến tình hình Syria càng trở nên phức tạp.
Trong khi chuyên gia phân tích Trương Hoằng - thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Á và Đông Âu (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) nhận định quyết định không kích Syria là nhằm làm giảm ảnh hưởng của Nga tại Syria và hành động này sẽ càng khiến quan hệ Mỹ/Nga xấu thêm, thậm chí có nguy cơ bị cuốn vào cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới, dù ít có khả năng đối đầu trực tiếp về quân sự.
Phần đông các nhà quan sát cho rằng cáo buộc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học chỉ là cái cớ, lý do thực sự khiến Mỹ và phương Tây “ra tay” là do "không chịu nổi" cảnh phe nổi dậy liên tiếp thất bại, trong khi quân đội Chính phủ Syria ngày càng giành được thế chủ động trên chiến trường. Ngoài ra, việc tấn công Syria còn xuất phát từ những áp lực chính trị bên trong nước Mỹ, nó giúp gia tăng tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Trump nhưng cũng sẽ đẩy mâu thuẫn nội bộ lên cao.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà phân tích nhận định khả năng leo thang hay hạ nhiệt căng thẳng ở Syria phụ thuộc vào phản ứng của Nga và trong trường hợp Moskva có phản ứng dữ dội, nguy cơ đối đầu giữa các cường quốc sẽ vượt khỏi phạm vi lãnh thổ Syria. Cho đến nay, phản ứng của phía Nga được đánh giá là khá kiềm chế, và sự thận trọng này là cần thiết một khi Nga muốn giữ gìn những thành quả đã đạt được ở Syria cũng như duy trì tầm ảnh hưởng ở khu vực như đã tạo dựng được thời gian gần đây.
Lịch sử đã chứng minh hậu quả nguy hiểm từ chính sách can thiệp quân sự của các nước phương Tây, từ cuộc chiến tại Iraq năm 2003 hay không kích Libya năm 2011, đều không thể đảm bảo hay mang lại hòa bình cho những nơi này ngoài sự tàn phá và thù hận. Xu thế đối thoại, đàm phán và giải quyết xung đột bằng con đường ngoại giao là điều tất yếu và cần được các bên, nhất là các bên khơi mào cho hành động quân sự, tận dụng khi căng thẳng vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.
Với hơn 2 giờ tung hỏa lực vừa qua, Mỹ, Anh và Pháp đã khiến một số đối tượng "thất vọng" khi cuộc không kích Syria chỉ mang tính biểu tượng, với thiệt hại rất nhỏ, song đó đã là tất cả những gì mà Mỹ và phương Tây có thể làm khi còn muốn nằm trong "giới hạn đỏ" với Nga.
相关推荐
-
Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
-
TCVN 13975:2024 áo dụng đối với sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp
-
28 đại diện tham gia Chương trình 2024 ANF Ad
-
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên Hạ tầng chất lượng quốc gia
-
Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
-
Khoa học công nghệ là khâu khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển
- 最近发表
-
- Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng ấn tượng
- Phát hiện bột khử mùi Trapha 30g của Traphaco chứa hàm lượng thuỷ ngân vượt mức
- Tăng cường năng lực Báo cáo và Kiểm kê khí nhà kính hướng đến xây dựng thị trường các
- Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- Doanh nghiệp phát triển nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
- LCFoods đồng hành cùng bà con thôn Nà Rầy tỉnh Bắc Kạn
- Cảnh báo những độc tố tự nhiên có sẵn trong động vật và thực vật cần đề phòng
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Sắp có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mắm truyền thống
- 随机阅读
-
- Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- TCVN 13381
- Lâm Đồng: Nhiều học sinh nhập viện do ăn kẹo không rõ nguồn gốc
- Xe máy điện VinFast 'hot' hơn với gói thuê pin siêu hời 250.000 đồng/tháng
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Doanh nghiệp nhỏ cần làm gì để tăng năng suất?
- Hiệu ứng nhà kính: Kiểm kê khí nhà kính và tại sao nó quan trọng
- Vingroup phát động chiến dịch 'Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam
- Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- Truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa theo tiêu chuẩn
- Phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- HTQL kinh doanh liên tục theo ISO 22301:2019
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ‘Khe hở’ của thị trường TPCN cần phải siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Nâng cao chất lượng dược phẩm, đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước hướng tới mục tiêu xuất khẩu
- Lấy ý kiến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Những giải pháp tăng năng suất lao động mà doanh nghiệp có thể áp dụng
- Hợp lý hóa chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm với công cụ TPM
- Hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Nhóm G20 đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận vaccine toàn cầu
- Gánh nặng nợ công
- Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Nên làm rõ cơ chế giá, phí
- Tỷ lệ lạm phát ở Đức lên mức 3,9%, cao nhất trong vòng 28 năm
- Top 6 xe máy làm mới thị trường Việt nửa đầu 2014
- Nỗ lực thúc đẩy Hà Nội thành là phố sáng tạo của UNESCO
- Toyota Verso
- Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN ước đạt 46 tỷ USD
- Aston Martin Lagonda trên đường thử