游客发表
发帖时间:2025-01-25 23:42:48
Triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới | |
Mía đường khốn đốn vì khủng hoảng kép | |
Mía đường Việt Nam: “Thất bát” 2019,ĐườngTháiđổbộViệtNamchuẩnbịđiềutrachốngbánphágiákqbd cup brazil lo lắng 2020 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Nhập khẩu tăng hơn 9 lần
Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mặt hàng đường.
Theo đó, đối với mặt hàng đường mía, kể từ khi bỏ HNTQ cho ASEAN, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, đạt gần 500.000 tấn trong 5 tháng đầu năm nay (lượng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019 chỉ là 55.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).
Sản lượng đường niên vụ 2018/2019 của ngành mía đường là gần 1,2 triệu tấn. Niên vụ 2019/2020, sản lượng đường của tất cả các doanh nghiệp sản xuất đường của Việt Nam đều sụt giảm rất mạnh (ước đạt chưa tới 800.000 tấn), thiệt hại là nghiêm trọng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí để khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại.
Hiện nay, ngành mía đường đang chuẩn bị và nhiều khả năng sẽ sớm nộp hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành mía đường.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam muốn áp dụng biện pháp tự về theo quy định tại Nghị định thư ASEAN về đối xử đặc biệt với gạo và đường hoặc theo Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bộ Công Thương đánh giá, việc ngành mía đường ưu tiên biện pháp tự vệ, một biện pháp không triệt để, không vững về cơ sở pháp lý, lại có rủi ro bị kiện, bị yêu cầu bồi thường... cho thấy nội bộ ngành mía đường chưa thực sự thống nhất quan điểm. Một số doanh nghiệp còn muốn kéo dài tối đa thời gian bảo hộ tuyệt đối.
Theo Bộ Công Thương, do hiện nay Việt Nam mới chỉ mở cửa thị trường cho đường nhập khẩu từ ASEAN, biện pháp phòng vệ thương mại nếu được áp dụng nên hướng vào những nước này. Bên cạnh đó, Thái Lan là nước xuất khẩu chính, lại có nhiều bằng chứng cho thấy Thái Lan đang trợ cấp rất lớn cho ngành mía đường, dẫn đến đường Thái Lan có thể bán giá giá không chỉ trong khu vực mà còn cả toàn cầu.
Bộ Công Thương nhận thấy, giải pháp triệt để nhất, công bằng nhất là khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường Thái Lan.
Đề xuất điều tra chống bán phá giá
Bộ Công Thương đề xuất Bộ này sẽ khởi xướng, điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan (chủ động hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất trong nước).
Sau này, nếu xuất hiện tình trạng nhập khẩu đường thô từ Thái Lan về Lào và Campuchia tinh luyện rồi xuất khẩu sang Việt Nam như ngành mía đường quan ngại thì sẽ điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.
Về vấn đề này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, vẫn còn tồn tại nguy cơ một số doanh nghiệp nhập khẩu đường thô từ Thái Lan về Lào, Campuchia để tinh luyện (chi phí luyện đường chiếm khoảng 10% giá thành) rồi xuất khẩu sang Việt Nam nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Với quan hệ đặc biệt của Việt-Lào, Việt-Campuchia, Việt Nam "sẽ khó có khả năng đánh thuế chống lẩn tránh" vào các hoạt động như vậy.
Liên quan tới những đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTTN cơ bản thống nhất với việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường từ Thái Lan.
Trong trường hợp sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà xuất hiện tình trạng lẩn tránh bằng cách nhập khẩu đường từ Lào và Campuchia thì sẽ điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương bổ sung số liệu thực tiễn đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo quy định để khởi xướng điều tra.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công Thương bổ sung làm rõ các cơ sở pháp lý, hiệu quả và tác động của từng biện pháp có thể áp dụng thông qua việc phân tích các quy định liên quan của các Hiệp định của WTO, gắn với các tình tiết cụ thể trong hoạt động nhập khẩu mía đường từ Thái Lan nhằm lựa chọn biện pháp hiệu quả nhất.
Nhất trí cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp, song Bộ Ngoại giao lưu ý về việc xem xét áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp trong tổng thể quan hệ đối tác giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và Thái Lan khi Việt Nam với vai trò là Chủ tịch ASEAN đang triển khai một số sáng kiến, đề xuất kêu gọi ASEAN mở cửa thị trường, giữ vững đoàn kết, thúc đẩy đầu tư thương mại nội khối...
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng đề nghị cân nhắc thời điểm áp dụng, đồng thời có hình thức trao đổi trước với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia trong trường hợp quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mía đường nhập khẩu từ các nước này.
Ngày 13/11/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-BCT bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN từ năm 2020. Ngày 18/2/2020, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải quyết khó khăn cho ngành mía đường trong bối cảnh hội nhập ASEAN, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất mía đường trong nước. Hiện tại, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam chuẩn bị hồ sơ để sớm khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan trên cơ sở kiến nghị của ngành sản xuất trong nước hoặc Bộ Công Thương tự khởi xướng. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接