当前位置:首页 > Thể thao

【kqbđ c2】Cởi trói để học sinh không phải làm hàng chục bài kiểm tra trong năm

Một sáng chủ nhật cuối tuần,ởitróiđểhọcsinhkhôngphảilàmhàngchụcbàikiểmtratrongnăkqbđ c2 Mai Anh - Tuấn Hoàng và Phương Anh cùng đến chợ thực phẩm Thủ Đức với các dụng cụ là máy ảnh, bút, giấy… Nhóm đã bốc thăm ngẫu nhiên để làm bài tập ngoại khóa theo phương thức này.

Tại đây, 3 học sinh tới khu hải sản quay sản phẩm các loài cá ngọt. "Chúng con là học sinh của Trường THPT N.H.H, xin cô cho chúng con quay một số hình ảnh để hoàn thiện bài tập"- 1 trong 3 học sinh nói với người bán hàng.

{ keywords}
(Ảnh: Thanh Tùng)

Khi được đồng ý, ba học sinh lấy máy ảnh chụp lại các loại hải sản, hỏi về đặc điểm từng loại, quy trình bảo quản… để về nhà dựng thành một đoạn phim. Cùng với kiến thức trong sách giáo khoa, các em làm thuyết trình trước lớp. Sản phẩm sẽ được chấm điểm để thay thế cho một bài kiểm tra.

Theo hướng dẫn thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trường THCS, THPT thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Các hình thức để đánh giá như bài thuyết trình, thái độ học tập của học sinh, hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường…

Lãnh đạo Sở khẳng định, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá này để thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên môn Lịch sử, từ 5-6 năm nay mình và ác đồng nghiệp tại Trường Lê Quý Đôn, Quận 3 đã làm như đề nghị của Sở.

"Khi dạy học sinh bằng phương pháp dự án thì đương nhiên phải thay đổi cách đánh giá. Ở Trường THPT Lê Qúy Đôn, ngoài bài thi học kỳ, các điểm số còn lại điều dùng dự án hay hoạt động kĩ năng để đánh giá"- thầy Du nói.

Lấy dẫn chứng từ môn Lịch sử mình trực tiếp đứng lớp, thầy Du cho biết nếu làm bài kiểm tra thường xuyên, trong 1 học kỳ, học sinh sẽ phải làm 2 bài kiểm tra 15 phút viết, 1 bài kiểm tra miệng, 1 bài kiểm tra 45 phút.

Tuy nhiên, thầy Du đã thay đổi cách dạy học và thay đổi cách đánh giá để học sinh không phải làm bài kiểm tra. Cụ thể, với những dự án dạy học lớn từ 1-3 tháng thầy tính điểm 45 phút. Bài kiểm tra 15 phút là tổng kết chuyên đề như làm mind map, thuyết trình, làm video clip. Bài kiểm tra miệng là kết quả của trò chơi 30s.

"Như vậy chỉ còn bài kiểm tra học kỳ làm theo quy định của sở với yêu cầu câu hỏi phải mang tính mở, vận dụng kiến thức"- thầy Du cho hay.

Với cách đánh giá này, vị giáo viên dạy lịch sử cho biết, học sinh rất hứng thú vì các dự án giúp các em thể hiện bản thân, rèn luyện kĩ năng mềm và thể hiện sự ganh đua giữa các team, nên rất hứng khởi.

"Nhưng giáo viên chúng tôi tất nhiên cực hơn"- ông nói.

Theo thầy Du, điều hài lòng là điểm của dự án được công nhận, khiến cho việc dạy theo dự án có sự phát triển, kích thích học sinh đam mê nghiên cứu.

"Là người dạy theo dự án, tôi luôn đánh giá học sinh theo cách này và dùng điểm đánh giá dự án là đúng đắn. Việc này là đang dần đi theo con đường đổi mới giáo dục cấp tiến. Còn nếu khuyến khích lối dạy và học đổi mới mà vẫn kiểm tra theo kiểu cũ, bắt học sinh học thuộc lòng thì làm dự án để làm gì, làm nghiên cứu để làm gì"- thầy Du đưa ra quan điểm.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, cho hay tại trường thầy làm quản lý, 3 năm học qua và nay là năm thư tư trường đánh giá học sinh theo nhiều hình thức, nên những bài kiểm tra thường xuyên cho học sinh đã vô cùng ít.

Thầy Phú liệt kê những cách đánh giá học sinh ở trường được giáo viên thực hiện như: Học nhóm (cho điểm nhóm tùy vào vai trò của cá nhân trong nhóm hoặc cho chung); Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong môn Ngữ văn; Học tập dự án đánh giá theo từng giai đoạn; Thuyết trình hùng biện vấn đề; Một học sinh trả lời sai giáo viên tiếp tục phát các vấn đề nhỏ gợi mở cho học sinh trả lời đến khi các em nhận ra tại sao mình trả lời sai đúng là như thế này và lúc này giáo viên đánh giá học sinh và cho điểm tốt; Cho bài tập về nhà thông qua các phần mềm trắc nghiệm; Kiểm tra trên máy tính phần mềm 789; Hát các ca khúc tiếng Anh để kiểm tra ngoại ngữ; Tạo điều kiện cho học sinh cải tạo điểm số để khích lệ học tập...

Thầy Phú cho biết, với các cách đánh giá này học sinh cảm thấy không bị áp lực điểm số còn giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục làm chi tiết học sinh động. Ngoài ra, phần kiến thức đời sống và ứng dụng thực tiễn làm các em hứng thú học tập.

{ keywords}
(Ảnh: Thanh Tùng)

"Tuy nhiên để làm được điều này không dễ vì đòi hỏi người đứng đầu phải chịu đổi mới, giáo viên phải đam mê đổi mới sáng tạo, cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư đúng chuẩn. Đặc biệt ở TP.HCM càng chú trọng đội ngũ dạy ngoại ngữ, năng lực đủ mạnh để thuyết phục các em"- vị hiệu trưởng cho hay.

Câu hỏi đặt ra cho thầy Phú là liệu khi thực hiện một cách đánh giá, cụ thể như sân khấu hóa văn học có đánh giá yêu cầu mà môn Ngữ văn đặt ra? Vị hiệu trưởng cho hay "không phải các tác phẩm đều phải sân khâu hóa và phải tùy đề cương của mỗi lớp. Khi thực hiện cách học này chúng tôi phải làm bài bản, mời những nghệ sĩ ở sân khấu về, tập huấn giáo viên và phải xem đây là sân chơi. Như vậy việc này thực ra chính là giáo dục STEM".

Thầy Phú cũng cho hay hiện nay đánh giá thay thế cho bài kiểm tra nhiều thầy cô áp dụng, tuy nhiên có những lớp, môn vẫn đánh giá bằng kiểm tra nhưng không đáng kể.

"Nếu là kiểm tra hôm đó em học sinh bị ốm hoặc có tâm lý bị điểm thấp sẽ phải chấp nhận điểm số này. Việc đánh giá mới giúp các em không phải áp lực điểm số lại vừa cải tạo được điểm số. Vì vậy cách đánh giá mới học sinh thoải mái"- thầy Phú cho hay.

Còn một giáo viên dạy Hóa cho hay, nếu đánh giá theo kiểm tra, thì riêng môn Hóa, mỗi học kỳ học sinh sẽ phải làm 3 bài kiểm tra 15 phút, 2 bài 1 tiết (chưa tính bài học kỳ). Ở các môn như Văn, Toán, Tiếng Anh học sinh sẽ phải làm nhiều bài kiểm tra hơn vì đây là 3 môn học có nhiều tiết nhất.

Hiện số lần kiểm tra đối với học sinh THCS và THPT trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành. Cụ thế số lần kiểm tra thường xuyên trong mỗi học kỳ như môn học có 1 tiết trở xuống/tuần thì it nhất 2 lần; Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần thì ít nhất 3 lần; Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần thì ít nhất 4 lần.

Với bài kiểm tra thường xuyên có thể thực hiện kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ - chưa đạt (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét).

Như vậy nếu làm một phép tính, nếu chỉ đánh giá bằng kiểm tra thì mỗi năm học sinh phải làm hàng chục bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết (tất cả môn học).

Lê Huyền

Học sinh TP.HCM không nhất thiết phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết

Học sinh TP.HCM không nhất thiết phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết

- Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau thay cho bài kiểm tra.

分享到: