当前位置:首页 > Cúp C1

【nhà kèo】Giám sát chặt chẽ biến động để tính toán thời điểm điều chỉnh giá phù hợp

Điều hành giá,ámsátchặtchẽbiếnđộngđểtínhtoánthờiđiểmđiềuchỉnhgiáphùhợnhà kèo kiểm soát lạm phát trước những “biến số” Nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá sau Tết và cả năm 2024 Giá cả thị trường quý 1/2024 cơ bản ổn định, theo đúng kịch bản đề ra
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá. Ảnh: VGP

Những dự báo về lạm phát đều trong tầm kiểm soát

Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1/2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024 vào ngày 24/4, Bộ Tài chính cho biết, trong những tháng đầu năm 2024, giá cả thị trường biến động theo quy luật hàng năm tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm cận Tết và tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau đó giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Trong tháng 4, giá hàng hóa cơ bản không có biến động lớn. Bình quân quý 1/2024 so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Về điều hành giá các mặt hàng cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 22/4/2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 14 kỳ điều hành giá. So với đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu hiện tăng khoảng 7-15%. Giá bán lẻ điện bình quân sau khi được điều chỉnh 2 lần trong năm 2023 thì hiện nay ở mức là 2.006,79 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Về giá dịch vụ vận tải, từ ngày 1/3/2024, khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không tăng trung bình 3,75% theo quy định, giá một số dịch vụ hoa tiêu hàng hải, dịch vụ bốc dỡ container có điều chỉnh tăng, giảm để phù hợp với chi phí giá thành và thị trường trong nước và quốc tế. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu, châu Mỹ đang tăng cao.

Giá mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung không có biến động lớn. Trong tháng 3/2024, giá phân bón tương đối ổn định, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhẹ. Giá thóc gạo giảm so tháng trước nhưng tăng so cùng kỳ…

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng.

Chẳng hạn, giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới. Giá gạo xuất khẩu có thể sớm ổn định và tăng trở lại trong bối cảnh nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu lớn chưa có tín hiệu nới lỏng. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp…

Bộ Tài chính cũng chỉ rõ một số yếu tố khác gây áp lực lên mặt bằng giá như kỳ vọng lạm phát khi thực hiện cải cách tiền lương, rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi…

Vì thế, trên cơ sở các mục tiêu và đánh giá tác động, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3). Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8-4,5%. Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4,3% ± 0,5%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,26-0,39% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4-4,5% theo mục tiêu đề ra.

Trong công bố mới đây, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định, lạm phát được dự báo tăng nhẹ lên 3,5% trong năm 2024 chủ yếu do giá cả các mặt hàng được Nhà nước quản lý như giáo dục và y tế dự kiến sẽ tăng. Nhưng lạm phát sẽ giảm còn 3% trong năm 2025 và 2026 do kỳ vọng về giá cả năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn định.

Trước những dự báo trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, các dự báo về cơ bản trong tầm kiểm soát, theo đúng kịch bản đề ra. Tuy nhiên, Thứ trưởng bày tỏ lo ngại việc điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước định giá sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, nhất là vào thời điểm áp dụng chính sách lương mới từ tháng 7/2024 nên cần tránh điều chỉnh giá trong thời gian này.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, các bộ, ngành cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tránh tâm lý kỳ vọng lạm phát.

Đảm bảo cung cầu, điều hành giá hợp lý

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã đánh giá cao công tác điều hành giá của các bộ, ngành trong quý 1/2024. Tuy nhiên, trong quý 2 và những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng cho rằng áp lực lên công tác điều hành giá còn rất lớn.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, dự báo chi tiết, cụ thể các yếu tố tác động tới mặt bằng giá chung, nhất là những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu để chủ động xây dựng các kịch bản chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm sát đúng với thực tế, qua đó tham mưu, đề xuất, triển khai các giải pháp điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Giám sát chặt chẽ biến động để tính toán thời điểm điều chỉnh giá phù hợp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng áp lực lên công tác điều hành giá còn rất lớn.

Về điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải tính toán thời điểm phù hợp với quá trình thực hiện chính sách tiền lương mới, đảm bảo thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở kịch bản điều hành giá, các bộ ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, có quyền số cao trong CPI.

Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý, đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

Ngoài ra, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đề nghị các cơ quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, trung thực, thông tin về giá và công tác điều hành giá. Các bộ ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến pháp luật về giá; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ hợp lý…

分享到: