当前位置:首页 > World Cup

【kq bda】Sẽ quy định trần hoa hồng bảo hiểm, tránh cạnh tranh không lành mạnh

Số hóa giúp doanh nghiệp bảo hiểm tăng trưởng,ẽquyđịnhtrầnhoahồngbảohiểmtránhcạnhtranhkhônglànhmạkq bda nâng cao tính cạnh tranh Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm, tránh tranh chấp

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 29/3, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho đại lý và doanh nghiệp bảo hiểm

Báo cáo tiếp thu, giải trình tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, dự thảo luật lần này sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 154 điều, có 39 điều sửa đổi nội dung, 70 điều chỉnh sửa câu chữ, bổ sung về kỹ thuật, bổ sung 7 điều, bãi bỏ một số quy định tại 9 điều và giữ nguyên 38 điều. Đối với những vấn đề đặt ra cần giải quyết khi thuyết minh trình dự án luật, đến nay dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bảo đảm đáp ứng theo mục tiêu đề ra.

Cụ thể, về doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực bảo hiểm, nhiều ý kiến đề nghị gộp chung giấy phép thành lập, hoạt động và giấy đăng ký kinh doanh để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho DN. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tạo thuận lợi, minh bạch cho nhà đầu tư và DN, dự thảo luật đã chỉnh sửa theo hướng giấy phép thành lập và hoạt động của DN bảo hiểm đồng thời là giấy đăng ký DN. Đồng thời, dự thảo bổ sung khoản 2 Điều 71 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký DN.

Về thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm, có ý kiến đề nghị bỏ nội dung quy định về “thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác” tại điểm c khoản 1 Điều 133 để bảo đảm quyền tự chủ của DN, nhất là trong việc tăng tính cạnh tranh nhằm thu hút đại lý giữa các DN bảo hiểm theo quy luật kinh tế thị trường.

Thường trực Ủy ban Kinh tế giải trình cho biết, dự thảo luật được thiết kế theo hướng quy định rõ các khoản mà đại lý bảo hiểm (bao gồm cả đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ) có thể được nhận và các khoản này được quy định rõ tại hợp đồng đại lý bảo hiểm để công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cả đại lý bảo hiểm và DN bảo hiểm. Đồng thời, dự luật giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức trần tối đa các khoản chi liên quan đến hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm để lôi kéo đại lý bảo hiểm.

Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách
Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 29/3

Kiểm soát chặt chẽ việc thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm

Liên quan đến thi, cấp chứng chỉ, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về việc giao Bộ Tài chính tổ chức thi, cấp, công nhận chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm do chưa phù hợp với yêu cầu xã hội hóa ngày càng cao hiện nay, đặc biệt đối với lĩnh vực đào tạo.

Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã mở theo hướng xã hội hóa việc đào tạo (chỉ quy định về nội dung đào tạo, không giới hạn về hình thức, tổ chức đào tạo) và trao quyền chủ động cho DN bảo hiểm, cơ sở đào tạo khác trong việc đào tạo kiến thức cơ bản và cập nhật kiến thức về sản phẩm bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, do kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để bảo đảm chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực, cần thiết phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm, tương tự như quy định đối với lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán.

Bên cạnh đó, Điều 10 dự thảo luật đã quy định tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy tắc, chuẩn mực để áp dụng thống nhất nhằm quản lý, kiểm soát chất lượng, đạo đức hành nghề của đại lý bảo hiểm.

Về hợp đồng bảo hiểm, một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát và làm rõ các quy định về hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm vừa phù hợp với các nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, vừa bảo đảm tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo đã chỉnh sửa, bổ sung và quy định rõ một số nội dung tại chương này như: bổ sung quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự; sửa đổi quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm; hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm…

Tuy nhiên, để bảo đảm nhất quán giữa các quy định trong chính dự thảo, phù hợp với các nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, bảo đảm tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm tại dự thảo luật như quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết, thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm…, gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, sau đó tiếp tục hoàn thiện báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).

分享到: