【kết quả trận đấu giữa】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 14/5/2016

时间:2025-01-11 05:00:11 来源:Empire777

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàkết quả trận đấu giữao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay báo VTC News đăng lại từ nguồn National Interest, những tuyên bố mới đây của ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines mới đắc cử về các vấn đề liên quan đến biển Đông cho thấy rất có thể Philippines sẽ đột ngột thay đổi vị trí của Manila trên cục diện biển Đông.

Philippines sẽ là chủ tịch của ASEAN vào năm 2017, vì vậy rõ ràng, tiếng nói của ông Duterte trong cuộc khủng hoảng ở biển Đông thời gian tới là cực kỳ quan trọng. Mặc dù vậy, giới ngoại giao quốc tế vẫn tỏ ra thắc mắc về lập trường mâu thuẩn của tân Tổng thống Phillipines khi một mặt ông cho biết sẵn sàng tham gia vào đàm phán song phương với Trung Quốc để đổi lấy đầu tư kinh tế.

Tân tổng thống Philippines được ví với nhân tố bí ẩn có thể ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông hiện nay

Tân Tổng thống Philippines được ví với nhân tố bí ẩn có thể ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh National Interest

Mặt khác, ông lại đề xuất một cuộc cuộc đàm phán đa phương về Biển Đông, điều mà Trung Quốc luôn phản đối. Theo Malcolm Davis của tờ National Interest, những khác biệt trong quan điểm về chính sách đối ngoại của ông Duterte so với người tiền nhiệm có thể đẩy cả hai bên tranh chấp đền những tính toán sai lầm và tạo ra các hành động khiêu khích hơn nữa.

Tòa án trọng tài thường trực đang xem xét đơn kiện của Philippines trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, tuy nhiên rất nhiều khả năng đó sẽ là một phán quyết có lợi cho Manila.

Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại rằng tổng thống mới đắc cử của Philippines có thể sẽ chỉ coi đây là 'ý kiến tham khảo' và không mấy quan tâm đến kết quả này bởi ông từng cho biết mình không phải là một người ủng hộ các giải pháp pháp lý quốc tế để giải quyết các tranh chấp.

“Tôi có cùng quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này. Tôi không cho rằng có thể giải quyết tranh chấp thông qua phán quyết của tòa án quốc tế”, ông Duterte từng chia sẻ quan điểm. Giới quan sát quốc tế bình luận, chính sách đối ngoại của ngài tân Tổng thống có thể tạo ra thách thức cho chính các đối tác của Philippines như Mỹ, Nhật Bản, Australia.

Rõ ràng, không thể phủ nhận, quan hệ giữa Manila với Washington và Canberra ít nhiều cũng bị sứt mẻ sau khi khi tấn tổng thống Philippines 'dọa' sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Austrlia sau khi đại sứ 2 nước này chỉ trích ông vì lời chế nhạo về một vụ hãm hiếp.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, trong báo cáo thường niên trình quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến tốc độ phát triển quân đội nhanh của Trung Quốc và cách Bắc Kinh đang củng cố những tuyên bố chủ quyền ở hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế ở Biển Đông

Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế ở Biển Đông. Ảnh Reuters

Ví dụ, trong năm 2015, Trung Quốc điều tàu hải cảnh và tàu hải quân ra Biển Đông để duy trì sự hiện diện "gần như liên tục" tại đây. Trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh điều phi cơ và tàu tuần tra sát quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. "Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật cưỡng chế... nhằm thúc đẩy những lợi ích của họ có tính toán dưới ngưỡng tạo ra xung đột", AFP dẫn thông báo cho biết.

Khi được đề nghị mô tả chiến thuật cưỡng chế của Trung Quốc, Abraham Denmark, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á, trả lời tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc đôi khi hành động theo cách "không chuyên nghiệp".

Họ hành động như vậy "khi ở gần lực lượng quân đội hoặc tàu cá quốc gia khác nhằm thiết lập mức độ kiểm soát nhất định với những thực thể có tranh chấp", Denmark nói với báo giới. "Những hành động này nằm dưới ngưỡng xung đột nhưng dần dần chứng minh và khẳng định tuyên bố chủ quyền".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam. Những năm gần đây, Trung Quốc bị cáo buộc ngày càng quyết đoán trong cách hành xử ở Biển Đông. Nước này đã bồi lấp trái phép đảo nhân tạo, xây đường băng, trạm radar, hải đăng phi pháp ở Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

>> ‘Không thích bóng đá’, IS điên cuồng tàn sát 14 cổ động viên Real Madrid

Minh Thùy(T/h)

Vô vàn món khoái khẩu được chế biến từ thực phẩm bẩn
推荐内容