当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kq macarthur】Niềm tin từ ý chí của người miền Trung chống Covid 正文

【kq macarthur】Niềm tin từ ý chí của người miền Trung chống Covid

2025-01-26 01:57:21 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:213次

Cuộc chiến lần này được bắt đầu trong tâm thế thực hiện nhiệm vụ kép: quyết tâm nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh,ềmtintừýchícủangườimiềnTrungchốkq macarthur đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Những hoạt động “chia lửa” cùng tuyến đầu chống dịch.

Chống dịch là một cuộc chiến trường kỳ

“Chúng ta xác địch chống Covid-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch, thì chúng ta vẫn phải chung sống với dịch bệnh”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 diễn ra vào trung tuần tháng 8 vừa qua.

TP. Đà Nẵng và sau đó là tỉnh Quảng Nam là những “cái tên” được người dân cả nước quan tâm nhất trong những ngày khẩn trương phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Tại các địa phương này, có thời điểm, cả chính quyền, người dân, doanh nghiệpđều phải gác lại mục đích riêng để toàn tâm chống dịch.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, hơn một tháng qua, mỗi ngày, Thành phố ghi nhận không ít ca nhiễm Covid-19, đa số nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, hằng ngày cũng có 5 - 10 ca xuất viện, nên phần nào giảm bớt áp lực cho các bệnh viện. TP. Đà Nẵng đã và đang triển khai các biện pháp đúng đắn, đồng bộ, kịp thời và sẽ sớm khống chế được dịch bệnh, mở ra cơ hội mới cho phục hồi kinh tế.

Với Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh này cho hay, thời gian qua, địa phương phải tiến hành giãn cách xã hội với 6 đơn vị, gồm các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, TP. Hội An và Thăng Bình. Cùng với đó là sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt từ các cấp chính quyền, ngành y tế, người dân và cộng đồng doanh nghiệp để triển khai đồng bộ các biện pháp cấp bách để phòng, chống Covid-19 trên địa bàn. Hiện nay, dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, các địa phương bắt đầu được nới giãn cách xã hội để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh…

Nhiệm vụ này, ngay từ đầu đã được Chính phủ quan tâm. “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng âm, Việt Nam là nước mới thoát nghèo, chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép: vừa đề phòng, khống chế bằng được Covid-19, phong tỏa kiên quyết, chặn đứng nguồn lây ở các ổ dịch, đồng thời vẫn phải duy trì hoạt động kinh tế - xã hội ở mức độ cần thiết”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải cương quyết, sát sao, tỉnh táo chỉ đạo 2 nhiệm vụ này để làm sao đạt hiệu quả tối ưu.

Ý chí người miền Trung

Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, TP. Ðà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hằng ngày, những con số về ca nhiễm SARS-CoV-2 cứ tăng lên. Có thời điểm, Bộ Y tế công bố tới 45 ca dương tính/ngày và các trường hợp đều rơi vào Quảng Nam và Đà Nẵng.

Rất kịp thời, từ Trung ương tới các địa phương đã lên phương án dồn lực về tuyến đầu chống dịch là Đà Nẵng và Quảng Nam. Trong khi đó, các địa phương vùng dịch đã thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly nhiều khu vực dân cư, bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn. Bên cạnh dồn lực kiểm soát dịch bệnh, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng dịch cũng quyết tâm thực hiện "nhiệm vụ kép" trong chống dịch: vừa ổn định đời sống người dân ở khu vực phong tỏa, vừa duy trì lao động, sản xuất.

Sau 20 ngày "chia lửa" với Quảng Nam phòng, chống Covid-19, Đoàn y bác sĩ tình nguyện từ TP.HCM đã rời đi khi tình hình dịch bệnh tại địa phương cơ bản được khống chế.

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại (Trưởng đoàn y, bác sỹ từ TP.HCM) cho biết, tại Quảng Nam, ông trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau khi điều trị cho những ca bệnh lớn tuổi, khi cả gia đình họ đã cách ly. Y bác sĩ vừa điều trị, vừa chăm sóc, lo cho họ từng miếng nước, bữa ăn. “Không gì vui hơn khi thấy từng ngày có nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện", bác sĩ Huỳnh Quang Đại nói.

Thôn Lệ Sơn Nam (xã Hòa Tiến) là thôn đầu tiên ở huyện Hòa Vang thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly y tế, sau khi phát hiện chùm ca nhiễm Covid-19 tại địa phương này. Tổ hậu cần là những người mẹ, người vợ, những đoàn viên với tinh thần thiện nguyện đã bắt tay vào công cuộc tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân trong thôn; đến tận ngõ, gõ tận nhà để cuộc sống người dân được an yên hơn.

Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến Ngô Ngọc Trúc cho biết, có thời điểm, xã đã thành lập 22 chốt chặn tại các điểm ra vào và 7 chốt chặn tại các thôn khác chưa cách ly. Hiện tại, ổ dịch đã được khống chế, tất cả nhờ vào sức dân - sự cộng hưởng về tinh thần và trách nhiệm, đồng hành với chính quyền trong cuộc chiến chống dịch lần này.

Nhiều “điểm nóng” tại Đà Nẵng như Bệnh viện C Ðà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình Đà Nẵng, các trung tâm y tế quận Hải Châu, Hòa Vang (TP. Đà Nẵng); thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, TP. Hội An, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) và nhiều khu dân cư lân cận đã rơi vào hoàn cảnh buộc chính quyền phải thực hiện lệnh phong tỏa để dập dịch.

Tại đây, hàng trăm tổ cộng đồng, lực lượng dân quân, tự vệ đã bắt đầu cuộc chiến trường kỳ “ăn cơm tiếp tế, ngủ cạnh lề đường” để “canh cổng”, cùng nhân dân kiểm soát đại dịch.

Thượng úy Trần Văn Năm (Công an Đà Nẵng) chia sẻ: “30 ngày qua, chúng tôi ăn, ngủ cùng nhân dân, tạm quên lợi ích riêng để thực hiện nhiệm vụ cộng đồng. Qua hoạn nạn mới hiểu được vai trò cao cả của nhân dân, của đồng nghiệp và những tấm lòng hảo tâm đang hướng về chúng tôi, hướng về những người đang thực hiện nhiệm vụ trường kỳ chống dịch…”.

Không để nền kinh tế bị đứt gãy

Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh cho hay, UBND Thành phố xác định rõ 3 nhiệm vụ chủ yếu trong 6 tháng cuối năm. Đó là tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp về phòng, chống Covid-19; bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội để sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh; tập trung chỉ đạo, điều hành để đạt mức cao nhất về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Dịch quét lần 2 và Đà Nẵng được xem là tâm điểm khi phát hiện hàng trăm ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, rồi lan sang các doanh nghiệp.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản ký Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Ðà Nẵng cho biết, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng hầu hết doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn quyết không để gián đoạn.

Chia sẻ vấn đề này, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Ðiện tử Việt Hoa, ông Ðỗ Danh Hùng cho biết, Công ty có hơn 4.000 công nhân, ngay khi Ðà Nẵng xuất hiện ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên, Công ty đã kích hoạt toàn bộ quy trình chống dịch nghiêm ngặt. Tất cả công nhân đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, giãn cách 2 m tại nơi làm việc và tại khu ăn uống, giờ ăn được chia theo từng đợt...

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp lại ca, kíp sản xuất, giảm tiếp xúc gần. Ông Phạm Bắc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bình Vinh cho hay, đơn vị đã đầu tưlắp mới hệ thống robot bốc xếp và băng tải cho dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai Biwa nhằm giảm tiếp xúc.

Về phía người lao động, chị Lê Thị Lên, công nhân Công ty TNHH Daiwa Việt Nam tại Khu công nghiệp Hòa Khánh chia sẻ, tuy có lo lắng, nhưng mọi người vẫn đi làm bình thường, luôn nhắc nhau tuân thủ quy định để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp. Công ty chia làm nhiều ca hơn, mỗi ca đi sớm hơn nửa giờ hoặc trễ nửa giờ để tránh tiếp xúc với người ca cũ.

Hiện nay, tại TP. Đà Nẵng có khoảng 490 doanh nghiệp đang hoạt động trong 6 khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hơn 77.000 lao động (trong đó, 52% là lao động đến từ các tỉnh khác). Tất cả các doanh nghiệp đều đang nỗ lực, quyết liệt thực hiện “nhiệm vụ kép”, để vừa đảm bảo phòng chống Covid-19 cho công nhân, vừa duy trì sản xuất, phát triển kinh tế.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, tình hình sản xuất của Công ty vẫn đang duy trì tốt, với sản lượng sản xuất tháng 7/2020 tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Công ty quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, nhằm đóng góp phần nào với xã hội, với Thành phố, quyết không để nền kinh tế bị đứt gãy…

Du khách gửi lời yêu thương khi buộc phải rời khỏi Đà Nẵng do Covid-19

“Đây là kỳ nghỉ đáng nhớ nhất trong đời vì nó bị dở dang. Dù về lại Hà Nội, nhưng tấm lòng, trái tim vẫn hướng về Đà Nẵng. Dịch bệnh rồi sẽ qua nhanh thôi. Cảm ơn và hẹn sớm gặp lại Đà Nẵng!”. - Chị Phạm Lan Anh (du khách Hà Nội)

“Xin chân thành cảm ơn Đảng và Chính phủ, cảm ơn lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ chu đáo trong chuyến du lịch từ Đà Nẵng trở về. Qua cơn hoạn nạn này mới thấy tình người Đà Nẵng thật mộc mạc và chân thành. Mong Đà Nẵng sớm vượt qua dịch bệnh này. Cả nước luôn ở bên Đà Nẵng”. - Anh Lê Văn Trung (du khách Hà Nội)

“Đà Nẵng rất tốt. Tôi nợ thành phố này một ân tình và tôi sẽ trở lại…”. - Anh Đặng Hùng Cường (du khách TP.HCM)
作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------