【kết quả bóng đá lyon hôm nay】Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chuẩn bị đấu thầu dự án điện mặt trời
Việt Nam hiện là một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên,ộCôngThươngxâydựngcơchếchuẩnbịđấuthầudựánđiệnmặttrờkết quả bóng đá lyon hôm nay quá trình phát triển này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới.
Ông Bùi Quốc Hùng - đại diện Bộ Công Thương (thứ 2 từ phải sang) phản hồi các ý kiến về năng lượng |
Ông John Rockhold – đại diện Nhóm Công tác Điện và Năng lượng VBF – cho rằng, các chính sách của Chính phủ cần đảm bảo đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân, bảo vệ môi trường và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
Đánh giá gần đây của Chính phủ cho thấy, Việt Nam sẽ cần khoảng 130 tỷ USD đầu tư năng lượng mới cho đến năm 2030, trung bình khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, trong đó khoảng 9 tỷ USD cho đầu tư nguồn điện và 3 tỷ USD đầu tư cho lưới điện. Mặc dù con số dự báo có phần cao hơn thực tế, nhưng rõ ràng nhu cầu về điện là hết sức cấp thiết. Do đó, nhóm này kiến nghị Chính phủ cần ưu tiên năng lượng tái tạo trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Tăng cường sử dụng khí ga tự nhiên như “phụ tải nền phù hợp nhất” cho năng lượng tái tạo; Xây dựng môi trường pháp lý và thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả; Xây dựng môi trường pháp lý và hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng; Đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện để cải thiện tính ổn định và nâng cao công suất...
Phản hồi về các ý kiến này, ông Bùi Quốc Hùng – Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) – cho biết, theo Quyết định 1264/QĐ-TTg ngày 1/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, quan điểm của Quy hoạch là điện lực phải đi trước một bước, đáp ứng nhu cầu cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triển điện lực, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân
Theo quy định, nguyên tắc lập quy hoạch phải đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải; ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; phát triển lưới điện hiện đại, thông minh và lưới điện liên kết với các quốc gia láng giềng; phát triển thị trường điện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực; phát triển điện lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Liên quan đến kiến nghị về đầu tư điện mặt trời, năng lượng tái tạo, ông Bùi Quốc Hùng cho biết, vừa qua, Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng gió, điện mặt trời. Cụ thể, năng lượng gió, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37 để có cơ chế ưu đãi về giá các dự án điện gió như giá điện trên bờ là 8,5 cents/kWh trên bờ và 9,5 cents/kWh ngoài khơi. Đối với điện mặt trời, Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019 với giá 9,35 cent/kWh. Nhờ cơ chế này, Việt Nam phát triển 7.000MW để xây dựng, hiện nay đã phát điện 4.500 MWh điện mặt trời và 470 MWh điện gió. Hiện nay, có nhiều dự án điện mặt trời, điện gió đang tiếp tục trình, bổ sung trong quy hoạch và tiếp tục triển khai trong thời gian tới. “Tuy nhiên, với sự phát triển tốt và có sản lượng lớn, điều này cũng đặt ra một số vấn đề ảnh hưởng trong quá trình phát triển điện mặt trời. Đó là chưa cân đối nguồn hỗ trợ bổ sung khi thiếu hụt điện mặt trời, hoặc một số nơi phát triển điện mặt trời thiếu tập trung, dẫn đến không đủ kết nối lưới điện truyền tải...” – ông Bùi Quốc Hùng nhấn mạnh.
Trước khó khăn đó, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ những giải pháp, giải tỏa hết công suất các dự án đang phát điện. “Để có những chính sách trong tương lai, Bộ Công Thương đang phối hợp với chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) xây dựng cơ chế chuẩn bị cho đấu thầu các dự án điện mặt trời trong việc lựa chọn chủ đầu tư 1 cách minh bạch, khách quan, tiết kiệm chi phí”- ông Bùi Quốc Hùng cho biết thêm.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Bắt tạm giam người đàn ông Hàn Quốc lái xe gây tai nạn chết người
- Chân dung kẻ gián điệp hai mang của Apple
- Bắt người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ, trốn truy nã 16 năm
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Những tính năng quan trọng trên iOS 15 cần được bật ngay lập tức
- Doanh nghiệp trần tình nỗi khổ mang tên... “an toàn thực phẩm”
- Phú Quốc POC sẽ hỗ trợ PVN hoàn thiện các thỏa thuận thương mại
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- 1022 Tây Ninh
- Cảnh báo người dùng về 19 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng các phần mềm VMware
- TP.HCM: Tôn vinh 54 danh nghiệp tiêu biểu năm 2016
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhận hàng từ hãng tàu Hanjin
- Party chief works with Bình Dương Military Command
- 'Prison Break': Firefox vượt rào thành công, thoát khỏi tầm kiểm soát trình duyệt của Microsoft
- Nhóm tin tặc khét tiếng trở lại, thêm một quốc gia công nhận Bitcoin
- Lừa đảo người mua MacBook hơn 120 triệu đồng
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- VNPT và NOKIA hợp tác về nghiên cứu và phát triển hạ tầng số