【kq cup bdn】Nhiều biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn vay nước ngoài ở địa phương

  发布时间:2025-01-10 19:46:40   作者:玩站小弟   我要评论
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chủ trì và phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức MinhTỷ lệ giải ngân kq cup bdn。

giải ngân vốn vay nước ngoài,ềubiệnphápthúcđẩygiảingânvốnvaynướcngoàiởđịaphươ<strong>kq cup bdn</strong> thứ trưởng trần xuân hà

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chủ trì và phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, 8 tháng đầu năm giải ngân vốn vay nước ngoài của các địa phương ước đạt 22% so với dự toán giao. Nguồn vốn trung ương cho các địa phương vay lại khoảng 29,3% so dự toán được giao cho các địa phương.

Mặc dù tốc độ giải ngân của tháng 7 và tháng 8/2020 so với 6 tháng năm 2020 có tích cực hơn, bình quân tăng 16%, nhưng theo đánh giá của Thứ trưởng Trần Xuân Hà, tỷ lệ giải ngân đến nay so với cùng kỳ các năm trước và yêu cầu quản lý vẫn đạt thấp, nếu không có giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn thì từ nay đến cuối năm, tỷ lệ giải ngân vẫn sẽ không tăng nhiều.

Theo chỉ đạo chung của Chính phủ, giải ngân là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế năm 2020 và tạo đà những năm tiếp theo, nhất là trong bối cảnh chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án cần nâng cao trách nhiệm trong giải ngân.

5 địa phương đề nghị trả lại kế hoạch vốn hơn 1.617 tỷ đồng

Cho đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản hoặc ghi nhận thông tin của 5/62 địa phương đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trả lại kế hoạch vốn, tổng số 1.617,2 tỷ đồng, trong đó vốn cấp phát là 953,4 tỷ đồng, vốn vay lại là 663,8 tỷ đồng. Trường hợp không điều chỉnh giảm kế hoạch vốn cho các địa phương này thì tỷ lệ giải ngân sẽ đạt thấp.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo, nếu các đơn vị nào không giải ngân được thì phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, có điều chỉnh kế hoạch và điều chuyển dự toán cho các tỉnh/thành, bộ, ngành khác có nhu cầu giải ngân.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho rằng, ở khía cạnh khác, tính chất nguồn vốn là ODA và ưu đãi nước ngoài, tức là căn cứ vào hợp đồng vay, mà trong hợp đồng có thời hạn dự án và thời hạn giải ngân. Nếu không giải ngân kịp trong thời hạn mà không được gia hạn thì sẽ bị hủy vốn. Việc hủy vốn khiến chúng ta phải chịu phí cam kết dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả, chất lượng vốn đầu tư công cũng như việc vay nợ vốn của Việt Nam.

Không dùng hết vốn, báo cáo ngay để kịp thời điều chuyển

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng với thời gian còn lại của năm 2020, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ đặt ra còn rất nhiều; là thách thức cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. Nếu các bộ, ngành, địa phương không có những biện pháp kịp thời dẫn đến việc lặp lại tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài như năm 2019 sẽ ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của giai đoạn trung hạn 2016 - 2020.

giải ngân vốn vay nước ngoài
Toàn cảnh điểm cầu tại Bộ Tài chính. Ảnh: Đức Minh

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị, các địa phương cần khẩn trương phân bổ chi tiết dự toán còn lại đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống Tabmis để có cơ sở giải ngân. Trường hợp không có nhu cầu phân bổ tiếp số vốn còn chưa phân bổ hoặc trả lại số vốn không sử dụng, cần báo cáo ngay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chuyển kế hoạch vốn.

Các địa phương chỉ đạo các chủ dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn và kéo dài trên 3 tháng nhưng chưa báo cáo chi tiêu, hoàn chứng từ cần khẩn trương hoàn tất thủ tục lập đơn rút vốn hoàn chứng từ đối với khối lượng công việc đã hoàn thành và đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi; không đợi dồn vào cuối năm mới làm thủ tục hoàn chứng từ. Bộ Tài chính sẽ tiến hành rà soát, làm việc cụ thể với các địa phương và các dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn để thúc đẩy việc giải ngân từ các tài khoản đặc biệt này.

Đối với các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương làm việc chặt chẽ với các cơ quan chủ quản chương trình, dự án (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng) để tiến hành kiểm đếm ngay cho từng dự án, từng địa phương đã có khối lượng hoàn thành; không chờ toàn bộ các địa phương tham gia chương trình, dự án hoàn thành mới tiến hành kiểm đếm.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị, đối với Chương trình cấp điện nông thôn (viện trợ của EU), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương sớm rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn để thông báo cho các địa phương kịp thời điều chỉnh dự toán năm 2020, đảm bảo không giải ngân vượt vốn viện trợ đã rút về ngân sách nhà nước./.

Đức Minh

相关文章

最新评论