当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá số - dữ liệu 666】Xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững gắn với phát triển văn hóa 正文

【bóng đá số - dữ liệu 666】Xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững gắn với phát triển văn hóa

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-10 21:11:46

Với chủ đề "Buôn Ma Thuột – điểm đến của cà phê thế giới". Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tiếp tục khẳng định và nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Điểm nhấn của lễ hội lần này chú trọng quảng bá phát triển cà phê chất lượng cao,âydựngchuỗigiátrịcàphêbềnvữnggắnvớipháttriểnvănhóbóng đá số - dữ liệu 666 cà phê đặc sản Việt Nam, đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Phát biểu tại buổi Lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhìn nhận, từ lâu, Đắk Lắk nổi tiếng với những vùng đất đỏ bazan trù phú, nơi có những đồn điền cà phê bạt ngàn, nơi mệnh danh là thủ phủ cà phê Việt Nam.

Chỉ dẫn cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng đã có mặt ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc này góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước với giá trị hơn 1,9 tỷ USD.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc. 

Buôn Ma Thuột là thành phố chiến lược của vùng Tây Nguyên, hội tụ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, giàu bản sắc văn hóa, được Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và là “Thành phố cà phê của thế giới”.

Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và cơ hội phát triển của các sản phẩm đặc trưng của địa phương, ông Trần Lưu Quang mong muốn  Đắk Lắk tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tăng cường đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, tận dụng các tiềm năng, lợi thế và cơ hội để phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của khu vực Tây Nguyên.

Phó Thủ tướng cho rằng, dù đã đạt được những thành quả hết sức khích lệ. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức, khó khăn mà cần phải vượt qua để có thể duy trì và phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, cà phê Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, tổ chức sản xuất quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều, công nghệ chế biến sản xuất sâu còn hạn chế…

"Do đó, trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành cà phê, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và cà phê, thực hiện hiệu quả kế hoạch tái canh cây cà phê hướng tới sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại, gắn với bảo quản chế biến sâu. Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng vùng trồng, xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững gắn với phát triển văn hoá, du lịch, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái…", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang  cho hay.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, cần nắm bắt xu thế tiêu dùng của thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, marketing, định vị thương hiệu phù hợp. Các địa phương cần xúc tiến mối quan hệ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng cà phê; đa dạng kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản với hương vị đặc thù được chứng nhận quốc tế.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo lễ hội phát biểu khai mạc.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo lễ hội cho biết: Với diện tích cà phê khoảng 210.000 ha và sản lượng thu hoạch hằng năm đạt trên 520.000 tấn, Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của cả nước. Sản phẩm cà phê của Đắk Lắk đã có mặt gần trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Được sự đồng ý của Chính phủ, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột – ngày hội vinh danh ngành cà phê Việt Nam đã trở thành Lễ hội cấp Quốc gia, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.

“Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với nhiều kỳ vọng mới, là niềm tin, cũng là khát vọng và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, tiếp tục phát huy tiềm năng, nội lực, tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ để xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; tạo động lực mạnh mẽ phát triển tỉnh Đắk Lắk cùng các tỉnh Tây Nguyên sánh bước với cả nước trên con đường phát triển... theo tinh thần Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị.

Hy vọng, trong những ngày tham dự lễ hội, các đại biểu, du khách sẽ có những phút giây trải nghiệm thú vị, được đắm mình trong hương sắc cà phê, hòa mình vào những lễ hội truyền thống độc đáo trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk luôn sẵn sàng “kết duyên lành” với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, để những ý tưởng, dự án đầu tư sớm trở thành hiện thực trên vùng đất bazan chan chứa tình người”, ông Nguyễn Ngọc Nghị nói

Ngay sau phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương là chương trình nghệ thuật biểu diễn với sự tham gia của các nghệ nhân, ca sỹ nổi tiếng cùng đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt là sự góp mặt của Đại sứ truyền thông Lễ hội H’Hen Niê - Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu hoàn vũ thế giới 2018.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc, dàn dựng công phu trong lễ khai mạc. 

Với chủ đề "Buôn Ma Thuột – điểm đến cà phê thế giới", phần nghệ thuật biểu diễn được chia thành 3 chương với các chủ đề: 1/Hương hoa đại ngàn – lan tỏa năm châu; 2/ Văn hóa cà phê – Kết tinh hội nhập; 3/ Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới. 

Vũ điệu hương ngọc đen và cà phê Ban Mê - lan toả năm châu đã đưa hàng ngàn bạn trẻ, du khách có mặt tại Quảng trường 10/3, có một đêm mãn nhãn với các màn trình diễn ấn tượng, các màn kỹ xảo dàn dựng có liên quan đến nước, lửa và kỹ thuật chiếu 3D mapping kết hợp tương tác diễn viên thực.

Trên nền sân khấu mở hiện đại, các tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, tạo nên khung cảnh về một vùng đất Đắk Lắk trù phú, với nền văn hóa độc đáo cùng lịch sử hình thành và sự vươn mình của cà phê Buôn Ma Thuột ra thế giới…

Lễ hội lần này là chú trọng quảng bá phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Lễ hội nhằm tiếp tục giới thiệu, tôn vinh, quảng bá những hình ảnh, giá trị di sản đặc sắc về văn hóa cà phê, con người, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Xây dựng hình ảnh giàu bản sắc, năng động, thân thiện, lịch sự mến khách về tỉnh Đắk Lắk.

Sự kiện cũng góp phần nâng tầm các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh Đắk Lắk, từ đó thu hút sự quan tâm, tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức liên quan đến cà phê trong nước cũng như quốc tế cùng hội tụ tại TP Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, Lễ hội lần này là chú trọng quảng bá phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, khẳng định vị thế cà phê Viêt Nam trên thị trường quốc tế.

Với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra từ ngày 10/3-14/3/2023 là một sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Bên cạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm cà phê, trong chương trình của Lễ hội còn diễn ra Hội nghị kết nối giao thương quốc tế và nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là sự kết nối thành công, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Quỳnh Nga

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh