您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq cup c1 chau a】Linh động chuyển đổi cây trồng hiệu quả 正文

【kq cup c1 chau a】Linh động chuyển đổi cây trồng hiệu quả

时间:2025-01-11 08:49:16 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Để nâng cao chất lượng của xã nông thôn mới, xã Trường Long A, huyện kq cup c1 chau a

Để nâng cao chất lượng của xã nông thôn mới,độngchuyểnđổicytrồnghiệuquảkq cup c1 chau a xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, đã tích cực phát huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung xây dựng mô hình sản xuất mới, cải tạo vườn tạp và chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Nhờ sớm chuyển đổi cây trồng nên ông Nhàn đã nhận được những quả ngọt từ vườn quýt đường.

Ấp Trường Lợi A, xã Trường Long A, là một trong những nơi điển hình cải tạo vườn tạp thành vườn cho hiệu quả kinh tế cao. Từ ấp còn nhiều khó khăn, người dân chỉ quen với nghề làm ruộng, nhưng nay nơi đây trở nên trù phú nhất, nhì của xã. Trong xã đã có nhiều mô hình cải tạo vườn tạp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn, ở ấp Trường Lợi A, là một điển hình. Cũng như bao hộ khác, từ nhỏ ông lớn lên và gắn bó với mảnh ruộng, nhưng do thiếu vốn, thiếu kiến thức nên năng suất năm trồi, năm sụt khiến cho thu nhập bấp bênh. Khoảng 5 năm gần đây, ông Nhàn mới thay đổi cách làm. Đầu tiên, ông lên liếp để trồng ớt chỉ thiên trên diện tích 6 công đất ruộng. Tuy nhiên, do mô hình mới, kiến thức chưa vững nên ông bị thất bại, thua lỗ gần 80 triệu đồng. Nhận thấy gia đình ông Nhàn là hộ chí thú làm ăn nên xã cũng cử cán bộ đến hỗ trợ, tư vấn ông thực hiện phong trào xóa bỏ vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vốn có tính ham học hỏi nên ông cùng vợ con phát cỏ, sửa lại liếp để trồng quýt đường.

Ông Nhàn chia sẻ: “Tôi thấy đất vùng này cũng tốt, vả lại mô hình quýt đường ở địa phương chưa phát triển nhiều nên làm thử trước. Tôi đã lên mạng internet để tìm hiểu thông tin và qua tận tỉnh Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp để học kinh nghiệm và mua cây giống. Nhờ phối hợp tốt với cán bộ kỹ thuật địa phương nên vườn quýt của tôi đã phát triển tốt, đang cho trái chiếng xum xuê”.

Nhờ chọn được giống tốt, trồng và chăm sóc bài bản nên sau 20 tháng cần mẫn thì 6 công quýt của ông Nhàn đã đơm hoa kết trái. Theo ước tính của ông Nhàn thì năng suất khá cao. Ông đã mạnh dạn đầu tư thêm máy bơm phân, thuốc và hệ thống ống tưới để nhẹ công chăm sóc. Ngoài ra, ông còn kết hợp bón phân hữu cơ, sử dụng các chế phẩm vi sinh an toàn nên vườn quýt đường phát triển rất tốt. Ông Nhàn thông tin thêm: “Để lấy ngắn nuôi dài, trong vườn quýt tôi có trồng xen thêm gần 100 cây thanh nhãn. Bởi theo suy tính của tôi thì sau khi thu hoạch quýt, tôi tiếp tục hái trái nhãn bán sẽ có nguồn thu không nhỏ. Hiện tại, giá thanh nhãn trên thị trường dao động trên dưới 80.000 đồng/kg thu mua tại vườn. Chắc chắn rằng vài năm tới, tôi sẽ thu được kết quả tốt từ nhãn vì đã chuẩn bị cách làm và định hướng bài bản từ đầu”.

Cũng như ông Nhàn, ở ấp Trường Hòa, nhiều nông dân đã đổi đời nhờ sớm nhận biết hiệu quả của cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều hộ đã giàu lên với mô hình trồng mít Thái, sầu riêng. Cùng với cán bộ khuyến nông xã đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, ở ấp Trường Hòa, mới thấy sự thay đổi rõ rệt. Ông Tiến cho biết: “Gia đình tôi có 10 công đất ruộng, hồi đó làm chỉ đủ nuôi mấy đứa con ăn học, không dư dả gì. Tôi cũng lên vườn trồng cam sành, quýt và đủ thứ loại cây mà không hiệu quả. Mấy năm nay, tôi thấy mít Thái có giá, hút hàng nên đã phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng mít. Trong đó, tôi xen thêm sầu riêng để sau khi hết mít thì sẽ tới lúc sầu riêng cho trái. Sau 2 năm đầu tư, đến nay cây mít đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm qua, hơn 1.000 cây mít Thái đã cho tôi nguồn thu trên 500 triệu đồng.

Từ một mảnh vườn tạp, nhờ đầu tư, chịu khó chăm sóc mà nhiều gia đình như ông Nhàn, ông Tiến đã có nguồn thu trên 100 triệu đồng/năm. Rõ ràng, việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực. Kinh tế hộ phát triển mạnh, nhiều hộ đầu tư, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra các mô hình kinh tế hiệu quả cao. Nhờ vậy mà xã nông thôn mới Trường Long A có thêm nhiều hộ khá giàu, kinh tế địa phương thêm phát triển.

Ông Huỳnh Văn Nhịn, Chủ tịch UBND xã Trường Long A, cho biết: Xã đã tích cực hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp nhằm đạt mục tiêu giúp hộ dân nâng cao nguồn thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của hộ gia đình nông thôn ngày thêm phát triển. Theo định hướng lâu dài, xã tiếp tục chỉ đạo cán bộ ngành nông nghiệp, các ấp hỗ trợ giống, kỹ thuật giúp hộ dân cải tạo vườn tạp còn lại trở thành vườn kinh tế mang lại thu nhập hàng năm lên hơn 40 triệu đồng/người/năm, làm giàu cho xã nông thôn mới Trường Long A.

Theo kế hoạch hàng năm, xã Trường Long A xóa 20ha vườn tạp. Ngoài ra, diện tích đất ruộng được người dân lên bờ chuyển đổi sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế là 25ha. Tính đến nay, toàn xã đã xóa được 82% diện tích vườn tạp chuyển sang trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như mít Thái, sầu riêng, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ, quýt đường, nhãn Ido, thanh nhãn.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH