【tỷ số bóng đá tối qua】Giá điện tăng vẫn chưa bù hết lỗ
Chiều 6/3,áđiệntăngvẫnchưabùhếtlỗtỷ số bóng đá tối qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức họp báo về điều chỉnh tăng giá điện thêm 7,5% từ ngày 16/3.
Trao đổi với báo giới, ông Đinh Quang Tri – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong năm 2014 đã rất nhiều lần EVN trình Bộ Công Thương phương án điều chỉnh tăng giá điện nhưng không được chấp thuận cho đến tháng 1/2015 EVN đã có tờ trình lần cuối về đề xuất này.
Theo tính toán của đơn vị này, để đảm bảo cho tập đoàn này bù hết các khoản lỗ tồn dư trước đây thì mức tăng giá điện đáng nhẽ phải là 12,8%. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, cũng như ảnh hưởng của việc tăng giá tới nền kinh tế nên EVN chỉ đề xuất tăng 7,5%.
"Nếu tính đúng, đủ và để nguồn để EVN bù hết các khoản lỗ thì giá điện phải tăng tới 12,8%" - Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN.
Chứng minh cụ thể các yếu tố cấu thành làm tăng giá điện, ông Tri nói: Từ tháng 8/2013 đến nay giá giá than bán cho điện tăng trên 50% so với các lần điều chỉnh trước (tùy theo từng chủng loại than). Giá khí điều chỉnh tăng giá từ tháng 4/2014, hiện giá khí trên bao tiêu đã tăng từ 3,6-3,7 USD/triệu BTU lên 5,62 USD/triệu BTU từ ngày 1/3/2016 và sẽ điều chỉnh tăng bình quân 2%/năm so với năm trước.
Theo tính toán của EVN, với chi phí sản xuất giá điện, từ 1/8/2013 -31/1/2015 yếu tố giảm khoảng 1.657 tỷ đồng, trong đó dầu trong nước làm giảm chi phí mua điện khoảng 219 tỷ đồng; giá dầu quốc tế FO giảm làm chi phí sản xuất điện giảm 1.366 tỷ đồng.
Trong khi đó, các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất điện của EVN tới 10.441 tỷ đồng. Cụ thể, giá than tăng 4.485 tỷ đồng; giá khí trên bao tiêu là 3.532 tỷ đồng (lộ trình mỗi năm tăng khoảng 2% cũng làm chi phí mua điện tăng lên 557 tỷ đồng).
Chênh lệch tỷ giá từ 1/8/2013 đến 31/1/2015 làm chi phí mua điện tăng lên 135 tỷ đồng. Ngoài ra, thuế tài nguyên nước tăng từ 2 lên 4% làm cho chi phí mua điện của các nhà máy thủy điện ngoài EVN tăng thêm 1.590 tỷ đồng.
Chi phí mua điện từ các nhà máy thủy điện dưới 30 MW cũng bị tăng khoảng 148 tỷ đồng.
Tổng cộng các chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN là khoảng 8.833 tỷ đồng. Ngoài ra, còn một số khoản khác như bù đắp lưới điện nông thôn, chi phí môi trường rừng bổ sung năm 2011- 2012.
Ngoài ra, tính tới 31/12/2013, theo báo cáo đã được kiểm toán chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ còn 8.811 tỷ đồng. Theo phương án tăng giá điện đã được phê duyệt thì sẽ phân bổ khoảng gần 1.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá, phần còn lại trên 7.000 tỷ đồng sẽ kéo dài phân bổ phần chênh lệch vào các năm sau.
“Trong các phương án giá điện từ năm 2011 đến nay EVN chưa lần nào tính chênh lệch tỷ giá vào giá điện. Nhưng thực tế đã dùng lợi nhuận bù đắp chênh lệch tỷ giá khoảng 18.000 tỷ đồng. Còn khoảng trên 8.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục xử lý trong năm 2015-2016”, ông Tri nói.
Lãnh đạo EVN cho biết, sau khi giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% từ 16/3, doanh thu của tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng tương đương phần lợi nhuận đạt khoảng 1% là 1.500 tỷ đồng.
Dù vậy, lãnh đạo EVN khẳng định do tập đoàn không phải là doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà chủ yếu phục vụ mục tiêu xã hội nên không lỗ đã là “niềm mơ ước" của EVN. “Nhưng nếu lỗ thì không thể vay vốn, phải dừng đầu tư”, ông Tri nói thêm.
Từ số lãi 1.500 tỷ đồng, đơn vị này dự kiến dành khoảng 930 tỷ để bù đắp phần chênh lệch tỷ giá còn hơn 8.000 tỷ tính đến cuối năm 2013. Hơn 7.000 tỷ đồng còn lại, tập đoàn sẽ xin Chính phủ gia hạn.
Trước câu hỏi của báo chí, rằng với mức tăng giá điện tới 7,5%- mức cao nhất trong vòng 3 năm qua thì liệu chất lượng dịch vụ cung ứng điện tới người dân sẽ tăng? Ông Tri nhìn nhận, kể cả trong trường hợp không tăng giá điện thì EVN cũng chỉ đạo các đơn vị tăng năng suất lao động và chất lượng dịch vụ, cũng như trách nhiệm cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ.
“Tăng giá điện hôm nay không phải là ngày mai chất lượng điện lên ngay được, mà tăng để có thêm nguồn đầu tư, cấp điện an toàn, dịch vụ điện mới nâng cao được”- ông nói và nhấn mạnh thêm, “bức tranh ngành điện phụ thuộc không chỉ EVN, tập đoàn Nhà nước mà cả người tiêu dùng điện. Nếu dùng tiết kiệm thì sức ép tăng giá giảm đi. Nếu tiếp tục dùng chưa hiệu quả thì sức ép tăng giá điện lại tăng lên”.
Đánh giá tác động ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ tiêu dùng, sử dụng điện, ông Tri cho hay, tùy thuộc vào từng đối tượng dùng điện mà mức độ tác động sẽ khác nhau. Như hộ kinh doanh, hộ tiêu thụ ít điện mức tăng giá sẽ dưới 7,5%, còn với hộ sẽ xuất mức điều chỉnh sẽ cao hơn 7,5%... Tính toán sơ bộ của EVN, với hộ dùng dưới 50kWh đầu tiên, mức tăng giá trên hóa đơn hàng tháng chỉ khoảng 4.800 đồng/gia đình.
Trà Phương
Lãi khủng, EVN liệu có tăng giá điện?
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- Triệt để xử lý game lậu, game bất hợp pháp trong năm 2025
- Điện thoại Samsung bị khóa chỉ vì một 'click' vào web giả
- VNG sẽ đóng các game có hình ảnh lá bài trên Zingplay trong thời gian tới
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Những thời điểm cần sạc pin 100% cho thiết bị
- Lừa thấy tương lai và biết giải hạn, người phụ nữ ở Đà Nẵng chiếm đoạt tiền tỷ
- Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ
- Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- Những rủi ro khi kết nối Wi
- Tuyên án tử hình kẻ giết người cướp của rồi lẩn trốn trong rừng ở Long An
- Thực hư điện thoại Vertu được rao bán 5 triệu đồng?
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Thực hư điện thoại Vertu được rao bán 5 triệu đồng?
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- Kế hoạch đầu tư 100 triệu USD của Apple để được bán iPhone tại Indonesia
- Vingroup thành lập Công ty Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy
- Hướng dẫn thiết kế logo trên Canva bằng AI
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- MobiFone dồn lực khai thác AI, quyết tâm mang công nghệ Việt tới người Việt