Thời gian qua toàn ngành Thuế đã tổ chức rà soát,ửaLuậtQuảnlýthuếPhâncấpvềthẩmquyềnxóanợxếp hạng 2 đức phân loại nợ, tuổi nợ. Ảnh: T.L. Không xóa được nợ vì vướng quy định |
Góp ý về nội dung xóa nợ thuế trên của dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đi đôi với việc xóa nợ tiền thuế thì cần phải có các tài liệu chứng minh việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tránh tình trạng cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để trốn thuế. | |
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ do 63 Cục Thuế quản lý ước tính đến thời điểm 30/9/2018 là 82.961 tỷ đồng. Số nợ này tăng 9.817 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, nợ tiền thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày là 48.019 tỷ đồng (tăng 15,1% so với 31/12/2017); tiền thuế nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh (nợ không có khả năng thu hồi) là 34.942 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 42% tổng số tiền thuế nợ, tăng 3.473 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017. Theo đại diện Tổng cục Thuế, thời gian qua, toàn ngành Thuế đã tổ chức rà soát, phân loại nợ, tuổi nợ; áp dụng các biện pháp cưỡng chế và công khai thông tin nợ thuế; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, so với thời điểm ngày 31/12/2017, nợ thuế vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh thương mại. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp mới kinh doanh thua lỗ tự giải thể, phá sản, đi khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh không nộp tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước khiến số nợ thuế tăng thêm. Mặt khác, cũng phải thừa nhận, công tác quản lý nợ thuế còn nhiều khó khăn do thực tiễn từ chính chính sách pháp luật hiện hành. Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Luật Quản lý thuế hiện hành quy định người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì bị tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày, kể cả người nộp thuế thực tế không còn đối tượng để thu, người nộp thuế đã chết hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chính những quy định này dẫn đến tiền chậm nộp của nhóm đối tượng không có khả năng thu liên tục tăng. "Thực chất số nợ này vẫn nằm trong sổ sách theo dõi của cơ quan Thuế, nhưng là nợ ảo, tạo áp lực về chi phí, nhân lực cho cơ quan Thuế trong việc theo dõi quản lý nợ thuế", lãnh đạo Tổng cục Thuế nhìn nhận. Ngoài ra, dù là không có khả năng thu hồi, nhưng thực chất để xóa số nợ này không phải dễ dàng với quy định hiện hành. Cụ thể: Đối với các khoản nợ thuế đã quá hạn 10 năm và cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thì được xóa nợ thuế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có trường hợp nào đủ điều kiện được xóa nợ thuế vì nó không khả thi. Dẫn giải về tính không khả thi, đại diện Tổng cục Thuế lấy ví dụ một trường hợp doanh nghiệp nợ thuế trên 10 năm nhưng không thể xóa được nợ do không đáp ứng được điều kiện đã “áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế”. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Mặt khác, cơ quan Thuế cũng không thực hiện được biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản do doanh nghiệp đã nợ thuế thì hầu hết tài sản cũng đã bị cầm cố, thế chấp tại ngân hàng... 4 cấp thẩm quyền được xóa nợ Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã bổ sung quy định các trường hợp được khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp; thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền khoanh nợ. Theo đó, một số trường hợp được khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp như: Người nộp thuế là cá nhân đã chết, hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể... Một trường hợp khác được khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, đó là người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; giấy phép thành lập và hoạt động hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; giấy phép thành lập và hoạt động. Ông Cao Anh Tuấn cũng cho biết, Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã bổ sung quy định xóa nợ đối với chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết. Đây là một điểm mới của Luật Quản lý thuế (sửa đổi), vì luật hiện hành chỉ quy định xóa nợ đối với cá nhân đã chết. Một điểm mới nữa là thẩm quyền xóa nợ thuế được quy định theo 4 cấp. Thủ tướng Chính phủ được quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế có số nợ từ 10 tỷ đồng trở lên; Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ thuế dưới 10 tỷ đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan được quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ dưới 5 tỷ đồng; cục trưởng cục thuế, cục trưởng cục hải quan được quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ dưới 1 tỷ đồng. |