Nam thanh niên (38 tuổi) uống thuốc trừ sâu được người nhà phát hiện đưa vào bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) cấp cứu. Thời điểm nhập viện,ộđộcthuốctrừsâunamthanhniênsuýtmấtmạkết quả bóng đá quốc gia indonesia bệnh nhân rơi vào hôn mê, suy hô hấp, tím tái, vã mồ hôi lạnh, co giật toàn thân, nhịp tăng tiết đờm dãi, mạch nhanh.
Ngay khi có chẩn đoán sơ bộ, các bác sĩ đã tiến hành xử trí bóp bóng trợ thở, hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản và thở máy, đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày bằng hệ thống kín, truyền dịch, an thần, giãn cơ giải độc bằng atropin. Sau 3 ngày điều trị tích cực bằng thở máy an thần, giải độc, bệnh nhân đã cai máy thở và được rút ống nội khí quản. Hiện tại, sau 8 ngày nằm viện, bệnh nhân đã được hồi phục và ra viện.
BSCKI. Hồ Ngọc Bảo, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các loại thuốc trừ sâu dùng để diệt sâu bọ nhưng con người bị ngộ độc thuốc trừ sâu do tiếp xúc, hít phải, uống nhầm. Ngộ độc thuốc trừ sâu xảy ra nhiều hơn với người phun thuốc không mặc đồ bảo hộ (kính, mặt nạ, ủng, dạng quần liền áo,…), đứng cuối ngọn gió nên thuốc văng vào người, do ăn rau củ, trái cây còn tồn đọng lượng thuốc trừ sâu hoặc do uống nhầm thuốc trừ sâu,… Nếu nạn nhân không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng, thậm chí tử vong.
Trước nguy cơ trên, các chuyên gia về độc chất cảnh báo, nếu có tiếp xúc thuốc trừ sâu và xảy ra các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi nhiều, khó thở tăng dần…, người dân cần đến bệnh viện ngay để được điều trị hỗ trợ sớm, tránh bị suy hô hấp, khó thở nặng.