当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【vua phá lưới bundesliga】Nhật Bản sẽ khôi phục điện hạt nhân

【vua phá lưới bundesliga】Nhật Bản sẽ khôi phục điện hạt nhân

2025-01-25 21:16:56 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

nhat ban se khoi phuc dien hat nhan

Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn hằn sâu trong kí ức người dân Nhật Bản

Những gì xảy ra ở Fukushima 3 năm trước khiến người dân Nhật Bản lo sợ khi nghĩ đến điện hạt nhân. Trước sức ép của dư luận,ậtBảnsẽkhôiphụcđiệnhạtnhâvua phá lưới bundesliga Chính phủ Nhật Bản buộc phải tạm thời nói "không" với điện hạt nhân từ tháng 9-2013. Thế nhưng, chi phí nhập khẩu và vận hành các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch lại trở thành gánh nặng quá lớn đối với thu nhập của các hộ gia đình, doanh nghiệp và cả nền kinh tế quốc gia. Do vậy, hiện nhiều địa phương ở Nhật Bản bắt đầu ngả sang hướng khôi phục điện hạt nhân, và dự kiến khoảng cuối năm 2014, lò phản ứng ở Fukushima có thể sẽ hoạt động trở lại.

Trước khi xảy ra thảm họa ở Fukushima, điện hạt nhân cung cấp hơn 30% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản và tỷ lệ này dự kiến được nâng lên mức 50% vào năm 2030. Tuy nhiên, tháng 9-2013, Nhật Bản đã đóng cửa lò phản ứng cuối cùng trong tổng số 50 lò trên cả nước vì mối lo an toàn hạt nhân. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách điều chỉnh Kế hoạch Năng lượng Cơ bản trong bối cảnh môi trường kinh tế và chính trị đã có những thay đổi đáng kể. Kế hoạch này sẽ được nội các thông qua trong một vài tuần tới nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi điện hạt nhân. Tuy nhiên, nó lại không đưa ra tỷ lệ cụ thể mà điện hạt nhân sẽ đóng góp nhằm giải quyết nhu cầu về năng lượng tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Trong dự thảo kế hoạch đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản khẳng định điện hạt nhân là nguồn năng lượng rất quan trọng. Nhiều chiến dịch vận động hành lang để khôi phục điện hạt nhân đã được triển khai. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: Liệu Nhật Bản có thực sự cần điện hạt nhân? Việc đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn. Do vậy, các công ty sản xuất điện ở Nhật Bản cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu trong bối cảnh đồng yên mất giá. Thiếu vắng điện hạt nhân, chi phí cho năng lượng dựa trên nguồn nhiên liệu nhập khẩu tăng nhanh chóng, đẩy thâm hụt ngân sách lên mức kỷ lục 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2013 (gấp đôi so với năm 2012). Nhiều công ty đối phó bằng cách biến chi phí tăng thêm vào giá bán điện cho khách hàng, làm nảy sinh khó khăn và bức xúc. Năm 2013, có 6 công ty điện xin tăng giá bán, và nhiều công ty có kế hoạch tăng giá trong năm 2014. Công ty Điện lực TEPCO cho biết họ sẽ phải tăng giá điện thêm 10% vào cuối năm nay nếu lò phản ứng Kashiwazaki-Kariwa không được khôi phục hoạt động. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện hóa đơn tiền điện của người dân, Chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải: Làm thế nào bảo vệ môi trường và duy trì mục tiêu cắt giảm khí thải khi các nhà máy nhiệt điện gia tăng hoạt động.

Dù Chính phủ Nhật Bản quyết tâm khôi phục điện hạt nhân, nhưng tiến trình này sẽ không thể diễn ra một sớm, một chiều. Điều hiển nhiên là điện hạt nhân sẽ không thể vẫn duy trì ở mức 30% tổng nguồn cung như trước. Sau sự cố Fukushima, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị kế hoạch dự phòng, với việc đưa ra dự thảo chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, hiện ngành năng lượng tái tạo ở nước này cũng tồn tại nhiều khó khăn và bất ổn. Vì thế, một lần nữa vấn đề điện hạt nhân lại trở nên cấp bách và Tokyo đang nỗ lực tìm lối ra.

Huyền Lan

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读