当前位置:首页 > La liga

【kèo rung bóng đá là gì】Đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh du lịch Việt Nam

VHO - Tiếp tục chương trình làm việc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn,ĐầutưpháttriểnvănhóanângcaosứccạnhtranhdulịchViệkèo rung bóng đá là gì sáng 6.6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã báo cáo khái quát kết quả nổi bật về kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, đồng thời thông tin các giải pháp trọng tâm Chính phủ tập trung triển khai để giải quyết các vấn đề Quốc hội, đại biểu Quốc hội nêu, cử tri và nhân dân quan tâm.

Đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh du lịch Việt Nam - ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trình bày báo cáo trước Quốc hội

Nhấn mạnh việc đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng ngành Du lịch bền vững dựa trên thế mạnh tài nguyên tự nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ trước khó khăn, hạn chế đang là rào cản đối với phát triển văn hóa; mong muốn Quốc hội tiếp tục quan tâm, sớm quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035 và đến năm 2045.

Chính phủ đã và đang ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, coi đây là lĩnh vực kinh tế quan trọng. Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngành văn hóa, thể thao...

Với quan điểm: "Phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể với phát triển kinh tế-xã hội với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn", Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82 về phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08 chỉ đạo cụ thể bộ, ngành, địa phương, tập đoàn doanh nghiệp giải quyết khâu yếu mà đại biểu chỉ ra là liên kết ngành, liên kết vùng và địa phương để tạo ra động lực mới, sản phẩm du lịch đặc sắc, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông; thúc đẩy liên kết giữa các ngành dịch vụ với du lịch (vận tải - lưu trú -  tiêu dùng - y tế - giáo dục - sự kiện - thể thao), gắn phát triển du lịch với văn hóa, đời sống; tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch ra nước ngoài; tạo thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh; đẩy mạnh chuyển đổi số (đặt phòng, dịch vụ, visa điện tử, quảng bá, thanh toán); liên kết tour - tuyến, phát triển các tuyến du lịch theo chuỗi điểm đến phong phú...

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 4.03%, nằm trong ngưỡng Quốc hội giao cho Chính phủ, kinh tế duy trì đà phục hồi tốt ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,6%, thu ngân sách nhà nước tăng 14,8%, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,5% so với cùng kỳ.

Đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh du lịch Việt Nam - ảnh 2

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, khơi thông các nguồn lực, lành mạnh hóa các thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, có cơ chế đánh giá cán bộ dựa trên kết quả, sản phẩm cụ thể, gắn với đánh giá thực chất, với đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ. Ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản quy định chi tiết thi hành, báo cáo Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm đối với các luật liên quan nhiều đến những tắc nghẽn trong huy động nguồn lực.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời hơn, hiệu quả hơn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Phát huy tiềm năng, củng cố và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống qua thúc đẩy đầu tư công, các dự án hạ tầng, dự án động lực thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, nắm chắc tình hình để cân đối cung cầu, nhất là các mặt hàng liên quan đến hàng hóa thiết yếu.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, Chính phủ kiến tạo, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới thông qua đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng, có chính sách ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế cacbon thấp, chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguồn lực quan trọng, động lực mới cho tăng trưởng. Chính phủ cũng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo sự ủng hộ, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, khôi phục niềm tin, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, hỗ trợ hình thành các lĩnh vực kinh tế mới, các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Về giải quyết những vấn đề nổi lên hiện nay mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, Chính phủ đã đảm bảo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, ưu tiên nguồn lực triển khai chính sách xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, chỉ đạo triển khai giải quyết quyết liệt, đồng bộ, mạnh mẽ để chấn chỉnh tình trạng mất an toàn cháy nổ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với việc đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, kỹ năng của nhân dân về phòng cháy, chữa cháy. Luật Phòng cháy, chữa cháy cũng sẽ được sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới.

Đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh du lịch Việt Nam - ảnh 3
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6.6

Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước đến với từng học sinh, đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho trẻ em, chú trọng công tác hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ hè, học hè. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn thực phẩm không an toàn, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ, cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm du lịch, thức ăn đường phố, nhà ăn tập thể, các trường học, khu công nghiệp, bệnh viện… Tổng kết mô hình thí điểm ban quản lý an toàn thực phẩm, đề xuất mô hình cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở các địa phương…

Nhấn mạnh đây là những giải pháp đặc biệt quan trọng và cần thiết để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ mong muốn được Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ủng hộ để góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021–2025. Chính phủ mong tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự quan tâm, đồng hành, ủng hộ và giám sát của Quốc hội, Chủ tịch nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, nhân dân, đồng bào và cử tri trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần tạo niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước vững mạnh, hùng cường.

分享到: