【bạn xếp hạng bóng đá tây ban nha】Đến cuối năm phải chấm dứt tình trạng hộ không đủ điều kiện vẫn nuôi tôm công nghiệp

  发布时间:2025-01-10 10:16:22   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Tính đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Ma bạn xếp hạng bóng đá tây ban nha。

Báo Cà Mau(CMO) Tính đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 9.620 ha với khoảng 15.919 hộ nuôi, đang thả nuôi là 5.396 ha. Riêng đối với diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, đến thời điểm này là 2.019 ha.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (bìa trái) kiểm tra điều kiện nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trên địa bàn huyện Cái Nước hồi trung tuần tháng 3/2018.

“UBND các xã phải làm việc trực tiếp với từng hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chưa đủ điều kiện để chấn chỉnh tình trạng này. Đến cuối năm phải xử lý dứt điểm 1.476 hộ không đảm bảo điều kiện vẫn nuôi như hiện nay”. Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tại hội nghị bàn về phát triển nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm 2 giai đoạn và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả diễn ra ngày 1/11.

Còn nhiều hộ chưa đảm bảo điều kiện nuôi

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, nhìn chung ý thức của người dân trong thực hiện các điều kiện nuôi theo quy định được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ cố tình né tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, không khắc phục những hạn chế mặc dù có đủ điều kiện thực hiện.

Kể từ đầu năm đến nay, Tổ kiểm tra 1926 (tổ kiểm tra liên ngành của tỉnh) đã tiến hành kiểm tra 48 đợt với 179 hộ nuôi. Kết quả, 121 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế; 18 hộ không đạt và chỉ có 40 hộ đạt yêu cầu. Ngoài ra, các địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra được 3.692 hộ, phát hiện 1.369 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế và 422 hộ không đạt điều kiện nuôi.

Trước đó, vào tháng 12/2017, đoàn công tác của tỉnh kiểm tra ở 3 huyện có nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh và đã có 17 hộ không đảm bảo điều kiện theo quy định tại Quyết định 1874 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số hộ chưa khắc phục theo cam kết. Cụ thể, về môi trường có 11/17 hộ đã khắc phục và điện chỉ 10/17 hộ đảm bảo điều kiện. Mặt khác, các ngành chức năng huyện cũng đã tái kiểm tra 2.562 hộ, chỉ có 1.086 hộ khắc phục các lỗi đã cam kết. 

Theo ông Châu Công Bằng, hiện đoàn công tác của tỉnh cũng như các huyện đang tái kiểm tra, hướng dẫn các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh khắc phục các điều kiện chưa đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác này.

Là huyện có diện tích nuôi tôm thâm, canh siêu thâm canh lớn nhất tỉnh với 2.854 ha, 4.522 hộ tham gia, huyện Đầm Dơi là địa phương có số vụ vi phạm hành chính về môi trường trong nuôi tôm bị xử lý cao nhất, với 61 vụ trong tổng số 63 vụ toàn tỉnh. Theo ông Thái Hoàng Bo, Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, huyện luôn chỉ đạo quyết liệt nhưng số hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh chưa đảm bảo theo quy định vẫn còn cao. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là điều kiện diện tích, điều kiện kinh tế và cả trình độ kỹ thuật.

Là địa phương có diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đứng thứ hai toàn tỉnh, huyện Phú Tân hiện có hơn 2.111 ha (418 ha tôm siêu thâm canh) với 3.430 hộ tham gia. Ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân thừa nhận, việc kiểm tra, tái kiểm tra điều kiện nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh còn khá chậm. Thời gian qua huyện chỉ mới tiến hành kiểm tra được 367 hộ. Hiện huyện đang gặp phải nhiều khó khăn phải giải quyết, nhất là việc phát triển nuôi tôm ngoài quy hoạch, diện tích manh mún nên rất khó quản lý.

Không chỉ có khó khăn về hạ tầng, nhiều địa phương còn phản ánh, sở dĩ số hộ dân chưa thể khắc phục được những hạn chế theo quy định, một phần còn do điều kiện kinh tế.

Liên kết 4 nhà vẫn chưa chặt chẽ

Sản xuất theo chuỗi liên kết được xem là một giải pháp, hướng đi để nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo ông Châu Công Bằng, mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn. Các mối liên kết dọc và ngang hình thành, phát triển khó khăn.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 61 lượt hợp đồng liên kết đầu vào phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với 18 HTX và 20 THT gồm 700 hộ với tổng diện tích 1.500 ha; 12 công ty sản xuất tôm giống; 4 đại lý thức ăn, thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học cùng 2 quy trình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn. Sở NN&PTNT cũng đã phối hợp với các tổ chức nước ngoài, công ty tư vấn khai thác thủy sản bền vững xây dựng vùng nuôi có chứng nhận quốc tế…

Tuy nhiên, mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nuôi trong các HTX, THT vẫn còn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. Hợp đồng bao tiêu tôm nguyên liệu thể hiện tính pháp lý chưa cao, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua nên rất dễ bị phá vỡ hợp đồng. 

Cùng chung nhận định chuỗi liên kết sản xuất hiện nay chưa chặt chẽ, ông Thái Hoàng Bo cho biết thêm, việc liên kết chuỗi trong sản xuất còn khó khăn do một phần hạ tầng còn rất yếu kém nên rất khó thu hút doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp cung cấp giống, thuốc thú y...

Vốn phục vụ cho sản xuất vẫn là khó khăn được các huyện phản ánh nhiều nhất và trong hội nghị này, đây cũng là vấn đề nóng được mang ra bàn. Ông Trần Quốc Khởi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau khẳng định, vốn đầu tư cho sản xuất trên địa bàn tỉnh là đảm bảo đủ, không thiếu. Cho vay là nhiệm vụ chính của ngành ngân hàng, trong đó ưu tiên lớn nhất là cho nông nghiệp - nông thôn, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, ngân hàng là doanh nghiệp nên khi đưa vốn ra làm sao phải đảm bảo thu hồi. Do đó, để tiếp cận được vốn, cần có phương án tổ chức sản xuất tốt theo từng hộ, từng đơn vị cụ thể.

Trước những khó khăn đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định là bắt buộc không thể thay đổi để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Do đó, đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh không đảm bảo điều kiện cần nhanh chóng đề xuất phương án chuyển đổi hình thức nuôi hoặc chuyển đổi đối tượng nuôi khác. Riêng đối với điện phục vụ sản xuất, Sở Công thương làm việc trực tiếp với các huyện để thống nhất về điều kiện, tiêu chí để áp giá điện. Và khi đã có sự thống nhất phải công khai để người dân biết và giám sát trong quá trình thực hiện.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhấn mạnh, các địa phương phải phổ biến rõ cho người dân về quy hoạch vùng nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. UBND các xã trên cơ sở số liệu các hộ chưa đủ điều kiện nuôi tôm công nghiệp phải làm việc trực tiếp với từng hộ, để đến cuối năm phải dứt điểm vấn đề hộ không đảm bảo điều kiện nuôi mà vẫn nuôi. Theo đó, Tổ kiểm tra 1926 của tỉnh và các huyện tăng cường, nâng cao tần suất kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện đúng theo quy định.

Nguyễn Phú

 

相关文章

最新评论