Vấn đề an toàn thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nếu rủi ro không được loại bỏ triệt để sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe mỗi người. Cùng với đó,ậndiệnnhữngràocảntăngnăngsuấtvớicácdoanhnghiệpchếbiếnthựcphẩsoi kèo antalyaspor việc đạt được nguồn cung cấp thực phẩm an toàn trở thành thách thức lớn đối với cơ quan làm công tác quản lý.
Do vậy, việc nhận diện mối nguy hại liên quan đến thực phẩm đã và đang gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người cần phải được thực hiện nhanh chóng bằng các tiêu chuẩn và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn loại bỏ nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm nâng cao năng suất, tăng chất lượng và tạo dựng thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, quản lý an toàn thực phẩm ở mức độ quốc gia, coi việc đối phó và quản lý rủi ro bằng tiêu chuẩn là việc làm cấp thiết. Đây là cách tiếp cận mức độ cao và tổng quát mà các nhà quản lý an toàn thực phẩm cần hiểu rõ và mỗi quốc gia nên xây dựng cho riêng mình những tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về vấn đề quản lý, loại bỏ rủi ro an toàn thực phẩm. Trong đó, việc phân tích rủi ro cần có riêng một công cụ mạnh mẽ được xây dựng trên các cơ sở khoa học và tích hợp nhiều giải pháp trong quản lý an toàn thực phẩm.
Việc sử dụng công cụ phân tích rủi ro sẽ góp phần thúc đẩy hạn chế và ngăn ngừa những tác động xấu, tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và giúp doanh nghiệp tự tin hội nhập, chất lượng sản phẩm phù hợp với các thị trường quốc tế.
Tại Việt Nam, ISO 22000 là tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm tham gia trực tiếp vào chuỗi cung cấp thực phẩm trong: Lập kế hoạch, thực hiện, vận hành, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP) cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng; Thể hiện sự phù hợp các yêu cầu của pháp luật về ATTP; Đánh giá yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng về ATTP và thể hiện sự phù hợp với chúng; Thông tin có hiệu quả vấn đề ATTP cho các bên quan tâm trong chuỗi cung ứng thực phẩm;